Cụ thể là lúc học ở lớp hoặc ở nhà cháu hay nói chuyện, hay quên, luôn ngắt lời người khác, nghe giảng chưa hết câu đã bảo mình đã hiểu, lơ đãng, lười biếng, ham chơi, ngồi học khoảng 15 phút là đòi nghỉ, không tập trung. Đề nghị bác sĩ viết bài tư vấn cách điều trị.
BS NGUYỄN HỮU CÁT trả lời:
- Theo Hội Tâm thần học Hoa Kỳ, nếu triệu chứng như ông mô tả kéo dài trên sáu tháng và xuất hiện trước 7 tuổi làm trẻ học hành giảm sút, gây lộn xộn ở gia đình mà không do các bệnh lý khác của cơ thể gây ra, thì đã đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán. Hội chứng này rất hay gặp, ở Hoa Kỳ hiện có khoảng 4,4 triệu trẻ từ 4-17 tuổi bị chứng này. Theo số liệu năm 2003, cũng tại Mỹ có 2,5 triệu trẻ từ 4-17 tuổi phải dùng thuốc. Nguyên nhân chưa rõ.
Xin lưu ý hội chứng này có ba thể khác nhau:
1. Thể giảm chú ý nổi bật: trẻ không tự tổ chức và hoàn thành công việc, không thể làm theo hướng dẫn hay theo dõi câu chuyện.
2. Thể tăng động - xung động nổi bật: trẻ không ngồi yên, nói chuyện nhiều, chạy nhảy liên tục, không kiên nhẫn chờ tới lượt.
3. Thể hỗn hợp: bao gồm cả hai loại triệu chứng trên.
Chẩn đoán chủ yếu dựa vào các biểu hiện mà ta quan sát được, các xét nghiệm máu, nước tiểu, chụp phim sọ não... không phát hiện được gì. Do đó chỉ nên đưa cháu đến khám tại các cơ sở chuyên khoa tâm thần trẻ em. Tại TP.HCM nên đưa đến khám tại Bệnh viện Tâm thần, hoặc tại hai Bệnh viện Nhi đồng.
Nếu không được điều trị sẽ ảnh hưởng đến việc học hành của trẻ, và khi lớn lên 29% các trường hợp, triệu chứng vẫn còn tồn tại gây ra chứng tăng động giảm chú ý ở người lớn.
Thuốc điều trị do bác sĩ chỉ định. Về mặt tập luyện, GS Matthew Pontifex ở ĐH Michigan (2012) đã nghiên cứu và kết luận rằng cho trẻ vận động thể lực 20 phút mỗi ngày, như đá banh, chơi vũ cầu... trẻ bớt mất tập trung trong lớp học.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận