Cô trò tôi đi ăn phở khi học sinh có thành tích cao
Tôi đang công tác tại một trường đại học ở tỉnh Kiên Giang. Bên cạnh việc dạy cho sinh viên Việt Nam, tôi dạy tiếng Việt cho các du học sinh nước ngoài như Lào, Campuchia và Indonesia.
Đúng như nhận xét của người nước ngoài khi học tiếng Việt: Tiếng Việt khó lắm! Để các em có động lực trong học tập, tôi đề ra phần thưởng cho sinh viên đạt điểm cao nhất trong các kỳ kiểm tra. Đạt điểm cao, cô giáo sẽ mời ăn phở Việt Nam
Trong lòng tôi cũng vui mừng khi món ăn của người Việt mình được người nước ngoài biết đến. Khi tôi hỏi vài em trong lớp học tiếng Việt: Em thích ăn gì? Hay món ăn Việt Nam mà em thích?... Câu trả lời tôi nhận được: Em thích phở. Em thích phở bò. Phở Việt Nam ngon lắm...
Cô giáo ơi! Em nhớ phở Việt Nam
Trong số những lần mời sinh viên ăn phở Việt Nam, tôi nhớ nhất là lần đi ăn cùng với sinh viên người Lào N’Aned Lardsomphou. Em sang Việt Nam vào đầu tháng 10-2019. Tôi là một trong những giảng viên dạy tiếng Việt cho em. Em rất chăm chỉ và học tiếng Việt rất giỏi. Trong một lần làm bài kiểm tra, em là sinh viên duy nhất đạt số điểm cao nhất của lớp. Đúng như lời hứa, tôi đã mời em ăn phở.
Nơi tôi công tác không trong trung tâm thành phố Rạch Giá, hàng quán nơi đây cũng không nhiều lắm. Cách trường chưa đến 1km chỉ có một quán phở với bảng hiệu phở Hà Nội. Rất may, tô phở nóng nơi đây làm cho Lardsomphou nhớ mãi về ngôi trường và mảnh đất nơi này, đặc biệt là hương vị phở Việt Nam.
Buổi chiều se se lạnh, bởi khi đó là thời điểm gần cuối năm và gió đã trở lạnh. Vào quán, tôi cũng giới thiệu đến em các loại phở như phở bò, phở gà. Cả ba người chúng tôi đều chọn phở bò. Trước khi ăn, tôi cũng chỉ cho em biết những loại gia vị và rau mùi ăn cùng phở. Trong buổi chiều lạnh được thưởng thức tô phở nóng thì còn gì bằng.
Cách đây vài tháng, qua Facebook, N’Aned Lardsomphou nhắn tin cho tôi: "Cô giáo ơi! Em nhớ phở Việt Nam". Tôi nhắn tin trả lời em: "Khi nào sang Việt Nam, cô sẽ mời em đi ăn phở".
Trước đây, tôi cũng từng hỏi em: "Ở Lào có phở không?". Em nói: "Có phở, nhưng không như ở Việt Nam".
Qua những dòng tin nhắn ngắn gọn nhưng lòng tôi vẫn dâng lên một niềm vui, vì em vẫn nhớ đến phở Việt Nam, nhớ đến kỷ niệm cùng cô giáo từng dạy tiếng Việt.
Tôi và em sinh viên Lào chụp ảnh lưu niệm
Hiện tại, tôi vẫn đang dạy tiếng Việt online cho các em sinh viên ở Campuchia và Indonesia. Tôi cũng đã hứa với các em: Khi nào hết dịch COVID-19 và các em sang Việt Nam, tôi sẽ mời các em ăn phở.
Là người Việt Nam, tôi cũng yêu những món ăn của dân tộc mình. Bản thân tôi cũng mong muốn rằng, thông qua việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, tôi sẽ góp phần giới thiệu, quảng bá hương vị món ăn Việt Nam, và trong đó có phở.
Hướng đến , báo Tuổi Trẻ tổ chức cuộc thi viết ""
YÊU CẦU:
* Bài viết được viết bằng tiếng Việt, tối đa 1.000 chữ.
* Lưu ý: cung cấp thông tin cụ thể nhân vật trong bài (nếu viết về nhân vật).
* Những bài được chọn đăng đều được chấm nhuận bút.
* Bài dự thi chưa từng đăng tải nơi nào khác, tác giả chịu trách nhiệm về bản quyền, không chấp nhận sự trích dẫn tài liệu mà không ghi rõ nguồn gốc.
* Bài dự thi cuộc thi viết xin gửi về email theo địa chỉ: [email protected].
* Thời gian nhận tác phẩm dự thi: từ ngày 22-10 đến hết ngày 25-11-2021.
* Các giải thưởng sẽ được công bố tại gala chương trình diễn ra ngày 12-12-2021 tại TP.HCM, bao gồm:
* 1 giải nhất: trị giá 10 triệu đồng/giải
* 1 giải nhì: trị giá 5 triệu đồng/giải
* 1 giải ba: trị giá 3 triệu đồng/giải
* 5 giải khuyến khích: trị giá 1 triệu đồng/giải.
Các điều khoản khác, mời độc giả đọc thêm .
Ngoài ra, hướng đến , báo Tuổi Trẻ đồng thời tổ chức hai cuộc thi khác: dành cho những người yêu phở và biết nấu phở, và .
Trân trọng kính mời độc giả tham gia.
Thăm dò ý kiến
Sau giãn cách xã hội, bạn mong muốn ăn quán phở nào? Bạn có thể đề cử thêm bằng cách chọn "Ý kiến khác" để gửi mail về tòa soạn. Vui lòng giới thiệu thêm về quán phở yêu thích (tối đa 500 chữ)
Bạn có thể chọn nhiều mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận