19/12/2017 15:30 GMT+7

Có nhiều tiền hay ít tiền sẽ thấy hạnh phúc?

PHÚC LONG
PHÚC LONG

TTO - Thu nhập có ảnh hưởng nhất định đến cách con người cảm nhận cuộc sống, đặc biệt là hạnh phúc, theo một nghiên cứu mới công bố của các nhà khoa học Mỹ.

Ra đời vào năm 1843, tác phẩm văn học bất hủ "A Christmas Carol" (Bài hát lễ Giáng Sinh) của nhà văn người Anh Charles Dickens vẽ nên một bức tranh xã hội tương phản: Gia đình Cratchit nghèo khó hay chia sẻ tình yêu và niềm vui, trong khi gã nhà giàu bần tiện Ebenezer Scrooge thì lạnh lẽo và "cô độc như một con sò".

Nhiều mùa Giáng Sinh đã trôi qua kể từ ngày ấy, và có lẽ xã hội con người đâu đó cũng còn những Cratchit và Scrooge.

Có nhiều tiền hay ít tiền sẽ thấy hạnh phúc? - Ảnh 1.

Giáng sinh ở Na Uy - quốc gia hạnh phúc nhất thế giới - Ảnh: VitsitNorway

Tuy nhiên, khác một chút là dường như chúng ta đã tìm ra manh mối giải thích được sự liên quan giữa giàu/nghèo và cảm xúc - một cách khoa học!

Ngay trước mùa Giáng sinh 2017, tạp chí Emotion vừa đăng tải một nghiên cứu thú vị của các nhà khoa học Mỹ, trong đó họ đi đến phát hiện: Người có thu nhập thấp tìm thấy nhiều niềm vui hơn trong các mối quan hệ, thích quan tâm và kết nối với người khác. 

Ngược lại, cảm xúc tích cực người thu nhập cao có được tập trung chủ yếu vào bản thân họ.

Người nghèo thường dựa nhiều hơn vào người khác để có sự cân bằng. Họ ưu tiên mối các quan hệ, do đó dễ tập trung hơn vào những cảm xúc giúp kết nối con người lẫn nhau. Họ tìm thấy sự thỏa mãn và niềm vui trong mối quan hệ thông qua tình yêu và lòng trắc ẩn"

Giáo sư tâm lý học Paul Piff thuộc Đại học California - người đứng đầu công trình nghiên cứu

Có nhiều tiền hay ít tiền sẽ thấy hạnh phúc? - Ảnh 3.

Ông già Noel phát quà cho một bé gái ở Estonia - Ảnh: REUTERS

Để đi đến phát hiện trên, nhóm ông Piff khảo sát hơn 1.500 người Mỹ trong độ tuổi 24 - 93. Các câu hỏi được thiết kế để đánh giá mức độ của 7 cảm xúc sau: Thích thú, ngạc nhiên, trắc ẩn, mãn nguyện, hứng khởi, yêu thương và kiêu hãnh.

Một nghiên cứu trước đây phát hiện 7 cảm xúc nói trên chính là những thành phần cơ bản riêng biệt tạo nên cảm giác hạnh phúc nói chung ở con người.

Những người tham gia sẽ cho điểm tùy theo mức độ đồng ý của họ với các câu như: "Cuộc sống của tôi đầy những điều kỳ diệu", "Quan tâm người khác cho tôi cảm giác ấm áp bên trong", "Tôi cảm thấy vui khi theo đuổi các mục tiêu"...

Giáo sư Piff giải thích thay vì hỏi những câu chung chung như "Bạn hạnh phúc bao nhiêu?", họ phân rã "hạnh phúc" ra thành những thành phần nhỏ của nó, bao gồm tất cả những cung bậc tích cực con người mong muốn trải qua mỗi ngày.

Tiếp theo, nhóm nghiên cứu tạo ra các hình mẫu thống kê và phân tích mối quan hệ giữa thu nhập và mỗi cung bậc thuộc 7 cảm xúc tạo nên hạnh phúc. "Khi thu nhập tăng, các khuynh hướng gồm kiêu hãnh, thích thú và mãn nguyện đi lên, trong khi trắc ẩn, yêu thương và ngạc nhiên đi xuống" - giáo sư Piff nhận xét.

Có nhiều tiền hay ít tiền sẽ thấy hạnh phúc? - Ảnh 4.

Ông Einar Sveinsson trong tranh phục ông già Noel đi thăm bệnh viện nhi quốc gia Benjamin Bloom ở San Salvador, El Salvador - Ảnh: REUTERS

"Hứng khởi" là cảm xúc duy nhất không bị ảnh hưởng bởi của cải, cả người giàu và nghèo đều trải qua mức độ như nhau.

"Của cải khiến bạn ít lệ thuộc vào người khác hơn. Do đó, bạn có khuynh hướng tập trung vào các cảm xúc giúp bạn cảm thấy độc lập và khác với số đông - những thứ giúp bạn nổi bật" - giáo sư Piff diễn giải.

"Tất nhiên, đó không phải là những khác biệt tuyệt đối; không phải người giàu không cảm thấy trắc ẩn hay yêu thương. Chỉ là sự giàu có khiến họ cảm nhận được ít đi các cung bậc còn lại (của hạnh phúc), so với những gì lẽ ra họ hay người khác có thể trải qua" - ông Piff bổ sung.

Có nhiều tiền hay ít tiền sẽ thấy hạnh phúc? - Ảnh 5.

Ông già Noel chạy mô tô đi phát quà cho trẻ em ở Mexico - Ảnh: REUTERS

Khác với một số nghiên cứu cho rằng của cải giúp con người hạnh phúc hơn (nhờ tiếp cận được nhiều cơ hội và phương tiện), nhóm Đại học California đặt câu hỏi về tính "dứt khoát" của mối liên hệ này.

"Khả năng hòa nhập xã hội rất quan trọng đối với hạnh phúc và sức khỏe của chúng ta, trên phương diện từng cá thể lẫn chủng loài. Những mùa lễ tết chính là dịp nhắc nhở mọi người nghĩ về cộng đồng lớn, về những người quan trọng trong cuộc đời.

Thỉnh thoảng, ai trong chúng ta cũng từng nghĩ 'ước gì tôi có thêm tiền, tôi sẽ...'. Nhưng thậm chí khi không có tiền, bạn vẫn có thể tạo ra mọi ý nghĩa, mọi hạnh phúc và niềm vui bằng cách tự nhắc nhở và bao bọc xung quanh mình bằng những con người bạn yêu thương" - giáo sư Piff chốt lại công trình nghiên cứu.

PHÚC LONG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp