27/10/2018 12:02 GMT+7

'Có người chưa một ngày trong quân ngũ vẫn là thương binh'

THÁI BÁ DŨNG
THÁI BÁ DŨNG

TTO - Làm hồ sơ thương binh phải trải qua nhiều khâu rất chặt chẽ nhưng vẫn có hàng trăm hồ sơ giả mạo. Có hay không sự cấu kết của cán bộ có thẩm quyền? - đại biểu Nguyễn Thị Thuỷ đặt câu hỏi.

Đại biểu Nguyễn Thị Thuỷ (Bắc Kạn) phát biểu sáng 27-10 - Nguồn: VTV

Phát biểu thảo luận kinh tế - xã hội tại Quốc hội sáng nay 27-10, đại biểu Nguyễn Thị Thuỷ (Bắc Kạn) lấy vụ việc hàng ngàn hồ sơ thương binh giả ở Nghệ An bị phát hiện gần đây và nhấn mạnh rằng sự việc này không chỉ dừng ở mức độ vi phạm pháp luật mà còn ảnh hưởng đến tâm tư tình cảm của những người có công.

"Chúng tôi nhận thấy số cán bộ vi phạm trục lợi chính sách là không nhiều nhưng đây là vấn đề đáng suy nghĩ bởi chúng ta đang làm một việc hết sức thiêng liêng là đền đáp công ơn của các thế hệ đi trước đã hi sinh vì tổ quốc. 

Cử tri và bà con nhân dân yêu cầu kiên quyết xử lý nghiêm và dứt khoát không cho một đối tượng nào lợi dụng chính sách người người có công để trục lợi", bà Thuỷ nói.

Cán bộ cấu kết với bên ngoài hình thành đường dây chạy thương binh

Bà Thuỷ nêu lên 5 vấn đề đang là thực trạng trong thời gian qua liên quan đến việc giải quyết chế độ chính sách cho người có công.

Thứ nhất là báo cáo của Bộ LĐ-TBXH cho thấy tính tới tháng 4-2017 kết quả thanh tra tại 5 Quân khu và 29 địa phương đã phát hiện 1.800 hồ sơ giả mạo. Qua phản ảnh của các cử tri thì việc làm hồ sơ giả ở một số nơi thời quan qua khá công khai, hình thành nhiều đối tượng cò mồi và không khó để liên hệ với các đối tượng này. 

Những người có nhu cầu tìm đến các đối tượng cò mồi để điền hồ sơ và nạp một khoản tiền cho các đối tượng này. Mức tiền nạp thì tuỳ vào loại thương binh hoặc loại giấy tờ bị làm giả. Thậm chí cò mồi còn ra giá cụ thể cho từng mức độ thương tật. 

Thứ hai là nhiều hành vi làm giả đã tiến hành một cách trắng trợn, gây bức xúc trong dư luận. Trong khi đó thì thực tế còn rất nhiều đối tượng người có công nhưng vì những thất lạc giấy tờ gốc, vật chứng nên chưa được công nhận - đây là những thực tế làm day dứt cả xã hội.

Có đối tượng. chưa một ngày trong quân ngũ nhưng nghiễm nhiên trở thành thương binh; có những vết thương hình thành do lao động, tai nạn giao thông nhưng lại đi giám định chế độ dành cho người có công; có những trường hợp chiến đấu tại biên giới phía Bắc nhưng lại làm hồ sơ xác nhận đối tượng nhiễm chất độc da cam...

Đại biểu Nguyễn Thị Thuỷ

"Từ thực tế đó cử tri đặt câu hỏi rằng bản thân các đối tượng giả mạo có thể tự làm giả hồ sơ hay không? Việc làm hồ sơ phải trải qua nhiều khâu, rất chặt chẽ, làm giấy xác nhận nhưng vẫn có hàng trăm hồ sơ giả mạo. Có hay không sự cấu kết của cán bộ có thẩm quyền, và nếu có thì ai đã tiếp tay cho các cán bộ này", bà Thuỷ nêu bức xúc của cử tri, nhân dân.

Thứ ba là từ thực tế giải quyết các vụ án thời gian qua cho thấy nhiều vụ án đã có sự bắt tay của các cán bộ làm chính sách với các đối tượng bên ngoài. 

Trong đó có các hành vi tiếp tay rất trắng trợn như kết nối với các đối tượng bên ngoài để hình thành đường dây chạy chế độ thương binh, tự ý bổ sung danh sách các đối tượng bên ngoài vào danh sách thương bệnh binh để được hưởng chế độ thương tật, nâng chế độ thương tật cao hơn nhiều lần so với thực tế. 

Thứ tư là tại sao số lượng các hồ sơ giả lớn, xảy ra trong thời gian dài nhưng cấp cơ sở nhiều nơi không phát hiện được? Chỉ đến khi thanh tra, cơ quan điều tra vào cuộc theo đơn tố cáo thì mới phát hiện. 

Theo thống kê thì từ 2013 đến nay tổng số trường hợp vi phạm trên cả nước chiếm 67% ở cấp cơ sở. Có hay không việc chỉ vì sợ ảnh hưởng uy tín mà cấp cơ sở không chủ động rà soát tới tận cùng các vụ việc?

Thứ năm là một số trường hợp chậm trễ giải quyết chế độ chính sách đã gây ra những khó khăn không nhỏ đối với những người dám đứng lên đấu tranh cho sự thật. Có những người sau đó đã phải đối diện với sự trả thù, bị xâm hại tài sản, thậm chí là bị hàng xóm cô lập. Bởi chính những thương binh giả mà họ tố cáo chính là những người cùng làng cùng xóm với họ.

Có người chưa một ngày trong quân ngũ vẫn là thương binh - Ảnh 3.

Đại biểu Nguyễn Thị Thuỷ (Bắc Kạn) phát biểu sáng 27-10 - Ảnh: VTV

"Ai thương binh thật, thương binh giả bà con hàng xóm rõ hết"

Bà Thuỷ cho rằng việc phát hiện thương binh giả hay thật không hề khó nếu các cơ quan chức năng biết dựa vào tai mắt của nhân dân. 

"Bởi người trong một làng một xã ai đi bộ đội, đi thời gian nào, vết thương như thế nào thì bà con đều biết rõ. Vấn đề là chúng ta cần đổi mới cách làm để khuyến khích người dân dám nói lên sự thật, bảo vệ người dân đấu tranh cho sự thật", đại biểu Bắc Kạn nói.

Từ đây bà Thuỷ đề xuất hai vấn đề để khắc phục tình trạng thương binh, bệnh binh giả. Đó là cần làm tốt hơn nữa công tác thanh tra để kịp thời phát hiện các trường hợp giả mạo. Thứ hai là cần làm rõ nguyên nhân vì sao lượng hồ sơ làm giả thời gian qua lại nhiều thế. 

"Nếu là do khách quan thì cần phổ biến thông tin về các mạnh khoé làm giả thông tin hồ sơ để các cán bộ thực thi nhiệm vụ chủ động phát hiện, ngăn chặn. Nếu nguyên nhân là do cố ý vụ lợi của đội ngũ cán bộ thì cần phải xử lý nghiêm", bà Thuỷ nói.

Gian nan chống nạn thương binh giả

TTO - Chuyện xảy ra ở Nghệ An. Khi cơ quan chức năng phát hiện đã cắt chế độ hàng trăm trường hợp được cho là thương binh giả.

THÁI BÁ DŨNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp