26/09/2015 17:03 GMT+7

Có nên trồng 100.000 cây dừa ven kênh rạch, đường phố Sài Gòn?

QUANG KHẢI
QUANG KHẢI

TTO - Hiệp hội dừa Việt Nam vừa đề xuất trồng hơn 100.000 cây dừa ven trên kênh rạch cũng như trên một số tuyến đường mới trên địa bàn TP.HCM. Liệu dừa có phù hợp cho một đô thị như TP.HCM?

Hàng dừa soi bóng nước được người dân P.16, Q.8, TP.HCM trồng ven kênh Tàu Hủ - Ảnh: Hữu Khoa

 

 

Đã nghiên cứu rất kỹ trước khi đề xuất

Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 26-9 bà Nguyễn Thị Kim Thanh - chủ tịch Hiệp hội dừa Việt Nam, cho biết bà đã nghiên cứu rất kỹ trước khi đưa ra đề xuất trồng cây dừa tại TP.HCM.

Bà Nguyễn Thị Kim Thanh - chủ tịch Hiệp hội dừa Việt Nam (người đứng) - người đề xuất việc trồng dừa tại TP.HCM

Theo bà Thanh, trước mắt phía hiệp hội sẽ chờ ý kiến từ phía TP.HCM, nếu được chấp thuận sẽ tổ chức một buổi hội thảo về vấn đề trên trong thời gian tới.

Trong khi đó, theo phó giáo sư , tiến sĩ Trần Văn Hâu, trường Đại học Cần Thơ, việc trồng dừa trên các tuyến đường ở TP.HCM là không cần thiết.

Bởi cây dừa là loại cây không thể tạo tán, mặt khác đặc tính của cây này rất dễ rơi cành nhánh (cọng dừa), trái (dừa mỏ) gây nguy hiểm cho người đi đường. 

Đó là chưa kể đến chuyện trẻ em ở thành thị vốn không biết leo trèo khi thấy cây dừa có trái dễ tò mò leo hái sẽ rất nguy hiểm, khó kiểm soát.

MẬU TRƯỜNG - THANH TÚ

Tuổi Trẻ xin trích dẫn các ý kiến chuyên gia xung quanh vấn đề này.

TS Lê Minh Trung

* TS Lê Minh Trung - phó phòng kỹ thuật Công ty TNHH một thành viên Công viên cây xanh TP.HCM:

Có thể trồng ven kênh và dải phân cách lớn

Trước đây cây dừa là một trong những loại cây thuộc danh mục hạn chế trồng trên đường phố, dải phân cách nhưng sau đó UBND TP.HCM đưa vào danh mục cây cấm trồng.

Tuy nhiên theo cá nhân tôi mặc dù cây dừa nằm trong danh mục cấm trồng trên vỉa hè, dải phân nhưng hoàn toàn có thể trồng được ở ven kênh rạch.

Trước đây, dọc theo đường Nguyễn Duy (Q.8) cũng có hàng cây dừa mọc chìa ra bờ sông, lực lượng Công ty TNHH một thành viên Công viên cây xanh TP cũng chăm sóc, tỉa tàu, hái trái.

Với số lượng dừa được trồng ven kênh rạch như đề xuất, nếu được giao nhiệm vụ thì công nhân cây xanh có thể thực hiện chăm sóc được.

Mặt khác, để thay thế những cây xanh khác trên đường phố bằng cây dừa thì không thực hiện được nhưng có thể xem xét trồng ở dải phân cách rộng trên một số tuyến đường.

PSG - TS Chế Đình Lý

* PSG - TS Chế Đình Lý - Viện Môi trường tài nguyên, Đại học quốc gia TP.HCM:

Không nên trồng dừa trong đô thị

Dừa là 1 trong 28 loại cây cấm trồng trên đường phố

Trong số cây cấm trồng trên đường phố như trên (theo quyết định 52, ngày 25-11-2013 về ban hành danh mục cây cấm trồng trên đường phố thuộc địa bàn TP.HCM) có cây dừa. Lý do quả dừa to, rụng gây nguy hiểm.

Ngoài ra 27 loại cây khác cũng thuộc diện cấm trồng như: bã đậu, bàng, bồ kết, các loại cây ăn quả, cao su, cô ca cảnh, da (sung), điệp phèo heo, đủng đỉnh, gáo trắng, gáo tròn, gòn, keo lá tràm, keo lai, keo tai tượng, lọ nồi (đại phong tử), lòng mức, lòng mức lông, mã tiền, me keo, mò cua (sữa), sọ khỉ (xà cừ), thông thiên, trôm hôi, trứng cá, trúc đào và xiro.

Theo UBND TP những loại cây trên có độc tố gây nguy hiểm cho người, gây ảnh hưởng sức khỏe, môi trường.

Riêng cây ăn quả khuyến khích trẻ em leo trèo, quả rụng ảnh hưởng vệ sinh đường phố.

Khi đề xuất trồng một chủng loại cây nào trong đô thị không nên chỉ đứng ở góc độ tiếp thị, nâng cao cảnh quan mà phải xét tới nhiều yếu tố đặc biệt là vấn đề an toàn.

Với thực trạng hiện nay, xu hướng chọn cây xanh đô thị phải là chủng loại cây thích ứng với biến đổi khí hậu, chịu được dông gió mạnh nhưng đồng thời cũng phải tạo bóng mát, phù hợp cảnh quan.

Đối với đề xuất trồng dừa trong một đô thị TP.HCM như hiện nay là không ổn bởi cây này sau một thời gian cây sẽ phát triển rất cao, cho bóng mát ít.

Mặc dù đơn vị đề xuất cho rằng có thể khắc chế quá trình ra trái nhưng việc thực hiện cũng cần nhiều công sức, đó là chưa kể các tàu dừa có rơi rụng gây ảnh hưởng.

Theo như đề xuất với mật độ trồng 5m/1 cây thì với 500km hai bên bờ kênh có thể trồng được khoảng 100.000 cây dừa, đó là chưa kể những tuyến đường khác, việc chăm sóc số lượng cây này cũng cần rất nhiều nhân lực.

Cây dừa mặc dù hệ rễ rất nhiều nhưng không phải là rễ cọc mà là rễ chùm ăn ngang, đối với đất đô thị TP bê tông nhiều, đất dành cho dừa ít nên cây dừa đô thị sức chịu dông gió sẽ yếu hơn so với cây dừa ở nông thôn.

Đó là chưa kể xung quanh nhiều tòa nhà cao tầng, khi có gió mạnh có thể tạo ra những cơn lốc cục bộ hoàn toàn có thể quật ngã cây dừa.

Riêng về yếu tố loại cây trồng đặc trưng cho vùng sông nước nam bộ để trồng ven rạch thì có nhiều chủng loại cây khác tốt hơn như lộc vừng, sao đen… tốt hơn cây dừa.

Việc chọn chủng loại cây gì trong đô thị là việc rất quan trọng, nếu chọn sai chủng loại cây sau này có thể phải trả giá.

Từ những phân tích trên tôi không tán đồng việc trồng dừa trong đô thị TP.

Nhân tiện tôi cũng muốn góp ý việc trồng nhiều loại cây kiểng tạo cảnh quan trên đường phố hiện nay được cắt tỉa quá nhiều, do đó nhiều mảng xanh thiên về yếu tố nhân tạo, trong khi đó một số nước như Singrapore chẳng hạn cây trồng của họ thiên về xu hướng tự nhiên, người ta chỉ can thiệp khi những loại cây đó có nguy cơ mất an toàn.

* TS Đinh Quang Diệp - Khoa Môi trường tài nguyên, Đại học Nông lâm TP.HCM: 

Cần có tiêu chí rõ ràng cây xanh đường phố

Thời gian qua dù các ngành các cấp có nhiều nỗ lực trong việc quy hoạch, định hướng phát triển cây xanh đô thị, UBND TP cũng đã ban hành danh mục cây cấm trồng… Tuy nhiên tiêu chí trong vấn đề cây xanh đô thị vẫn chưa được rõ ràng. 

Vì vậy có tình trạng nay đơn vị này đề xuất trồng chủng loại cây xanh này, mai đơn vị khác đề xuất trồng cây xanh khác. 

Nếu đã có tiêu chí, danh mục rõ ràng cứ thế các đơn vị biết được loại cây nào được trồng, trồng ở đâu, loại cây nào không được phép trồng để đề xuất cho phù hợp. 

Riêng đối với việc đề xuất trồng cây dừa ở đô thị tại TP.HCM tôi thấy không ổn bởi tiêu chí bóng mát cây dừa không cao, biện pháp bảo vệ, chăm sóc cây không đơn giản, chưa có một nghiên cứu nào việc phát triển cây dừa trong đô thị và càng không phải là một loại cây đặc trưng của vùng sông nước hay ở nội thị như TP.HCM.

Khi trồng dừa, những vấn đề phát sinh như: đơn vị nào sẽ chăm sóc, cắt tỉa trái hư, tàu khô; trái dừa, tàu dừa rơi xuống gây tai nạn thì ai là người chịu trách nhiệm lại không được đề cập? 

Đó là chưa kể cây dừa với hệ rễ chùm lan rộng thích hợp việc giữ bờ, giữ đất nhưng trong đô thị rễ nó có thể gây hư hỏng, nứt toát các công trình, đặc biệt hạ tầng ngầm. 

Thân dừa to nhưng không thể khống chế được chiều cao trừ phải đốn hạ là những nhược điểm của chủng loại cây này cũng cần được xem xét kỹ lưỡng khi chọn trồng ở nơi nào đó.

[poll width="400px" height="202px"]174[/poll]

QUANG KHẢI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp