27/02/2016 09:53 GMT+7

Có nên phát ấn Hoàng thành Thăng Long?

VŨ VIẾT TUÂN
VŨ VIẾT TUÂN

TT - Nhiều câu hỏi đặt ra gây nên một cuộc tranh luận trong tọa đàm khoa học về ấn gỗ Sắc mệnh chi bảo phát hiện trong đợt khai quật khảo cổ học tại Hoàng thành Thăng Long năm 2012-2014.

*** Error ***

Tọa đàm do UBND TP Hà Nội và Trung tâm bảo tồn di sản Hoàng thành Thăng Long Hà Nội tổ chức diễn ra chiều 26-2, do GS.NGND Phan Huy Lê (chủ tịch Hội Khoa học lịch sử VN) và GS.TSKH Lưu Trần Tiêu (chủ tịch Hội Di sản văn hóa VN) chủ trì, với sự tham dự của đông đảo các nhà nghiên cứu sử học, khảo cổ học và ấn chương học. 

Theo đề nghị của ông Lưu Trần Tiêu, tọa đàm tập trung vào hai vấn đề chính: đánh giá về niên đại, chất liệu, chức năng và giá trị của ấn Sắc mệnh chi bảo được phát hiện tại Hoàng thành Thăng Long; có nên tổ chức khai ấn, phát ấn ở Hoàng thành Thăng Long hằng năm hay không?

Vấn đề có lẽ được dư luận quan tâm nhất - có nên tổ chức khai ấn, phát ấn thường xuyên vào đầu xuân tại Hoàng thành Thăng Long hay không - nhận được nhiều ý kiến trái chiều.

Hiện vật được tìm thấy tại Hoàng thành Thăng Long, được cho là ấn Sắc mệnh chi bảo, có niên đại thời Trần - Ảnh: V.V.TUÂN
Hiện vật được tìm thấy tại Hoàng thành Thăng Long, được cho là ấn Sắc mệnh chi bảo, có niên đại thời Trần - Ảnh: V.V.TUÂN

TS Phạm Quốc Quân cho rằng nếu tiến hành khai ấn thì nên thận trọng nghiên cứu về kịch bản, thời gian, cách làm ra sao.

“Hiện nay, chúng ta đang bị phản ánh sai lệch từ chuyện khai ấn ở một số di tích làm méo mó ý nghĩa đích thực của nghi thức này” - ông Quân bày tỏ.

Theo GS.TSKH Vũ Minh Giang (Đại học Quốc gia Hà Nội), trước khi tính chuyện phát huy giá trị của chiếc ấn thì phải thật khẳng định với nhau về niên đại chiếc ấn đã.

Đồng tình với ý đó, TS Nguyễn Quốc Tuấn (viện trưởng Viện Nghiên cứu tôn giáo) cho rằng trước khi tính chuyện khai ấn, phát ấn thì phải làm rõ các câu hỏi xung quanh hiện vật được gọi là ấn này.

“Nếu làm được tốt thì phát ấn cũng được, nhưng phải tuyệt đối không để dẫn đến việc tạo ra hình ảnh hỗn loạn đến mức không thể chấp nhận được như các lễ phát ấn, khai ấn mà nhiều nơi đang làm hiện nay.

Nếu Hoàng thành Thăng Long tiến hành khai ấn mà không chuẩn bị thật tốt thì có thể sẽ tạo ra cuộc “cạnh tranh khai ấn, phát ấn”, làm mất đi ý nghĩa của di sản Hoàng thành Thăng Long” - ông Tuấn lo ngại.

Ông cũng nói thêm lẽ ra Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và Hội Bảo tồn di sản văn hóa Thăng Long cần phải có sự thảo luận, cân nhắc, tham khảo ý kiến trước khi tiến hành khai ấn thể nghiệm như vừa rồi.

Kết luận buổi tọa đàm khoa học, GS.NGND Phan Huy Lê nêu quan điểm về nguyên tắc và phương pháp khảo cổ học, đủ cơ sở kết luận ấn Sắc mệnh chi bảo là hiện vật thật, chắc chắn có niên đại thời Trần:

“Nhìn một cách tổng quan, giá trị ý nghĩa của ấn này tôi đánh giá cao, trong lịch sử VN không có và lịch sử thế giới cũng không có, ấn ra đời trong cuộc chiến đấu chống quân Nguyên Mông của vua tôi nhà Trần. Nếu sau khi nghiên cứu chắc chắn 100% thì ấn xứng đáng là bảo vật quốc gia”.

Tuy nhiên, GS Phan Huy Lê không tán thành việc tổ chức khai ấn và phát ấn tại Hoàng thành Thăng Long:

“Trước hết, cần phải bảo quản hiện vật này cho tốt. Còn tôi không tán thành tổ chức khai ấn và phát ấn. Nếu tổ chức phát ấn để cầu may, cầu thăng quan tiến chức thì phải rút kinh nghiệm từ trường hợp của đền Trần (Nam Định)”.

VŨ VIẾT TUÂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp