01/05/2011 10:00 GMT+7

Có nên nói với nhà tuyển dụng mình từng bị bệnh hiểm nghèo?

(một bạn đọc đề nghị giấu tên)
(một bạn đọc đề nghị giấu tên)

TTO - Tôi tốt nghiệp loại khá đại học ngoại thương, chuyên ngành kinh tế đối ngoại. Tôi đi làm được nửa năm thì bị bệnh, bệnh này cũng khá nhạy cảm, phải nghỉ ở nhà dưỡng bệnh mất 1 năm. Tôi có kinh nghiệm dạy nhóm tiếng Anh được 5 năm và hiện đang đi dạy buổi tối ở một trung tâm với kết quả rất tốt.

QX1mAwvb.jpgPhóng to
Ảnh: jobsearchadvice.com.au/
TTO - Tôi tốt nghiệp loại khá đại học ngoại thương, chuyên ngành kinh tế đối ngoại. Tôi đi làm được nửa năm thì bị bệnh, bệnh này cũng khá nhạy cảm, phải nghỉ ở nhà dưỡng bệnh mất 1 năm. Tôi có kinh nghiệm dạy nhóm tiếng Anh được 5 năm và hiện đang đi dạy buổi tối ở một trung tâm với kết quả rất tốt.

Tiếng Anh của tôi rất tốt, từng đoạt nhiều giải thưởng môn tiếng Anh khi học phổ thông và lấy bằng TOEIC 900. Nay tôi muốn xin đi làm trong lĩnh vực giáo dục hoặc đi dạy ở các trường quốc tế theo giờ hành chính đề buổi tối đi học văn bằng 2 đại học sư phạm. Tuy nhiên, tôi gặp phải rất nhiều khó khăn trong quá trình xin việc. Nay tôi muốn nhờ chương trình tư vấn giúp một số điểm sau:

1. Tôi có nên cho nhà tuyển dụng biết mình đã có thời gian đi làm và từng bị bệnh? Hay cứ giấu chuyện bị bệnh và nói là chưa từng đi làm chính thức ở một công ty nào, thay vào đó là thông tin đã dạy tiếng Anh buổi tối từ khi ra trường tới giờ? Tôi cũng lo nhà tuyển dụng e ngại khi chọn một nhân viên đã từng bị bệnh nhạy cảm như tôi. Nhưng nếu không khai mình từng đi làm thì tôi lại lo nhà tuyển dụng thắc mắc về năng lực của tôi, tại sao học ngoại thương không đi làm trong khi ngành này rất dễ xin việc?

2. Làm thế nào để nhà tuyển dụng chọn tôi trong khi tôi không có chuyên ngành ngoại ngữ cũng như sư phạm?

3. Kỹ năng trả lời phỏng vấn của tôi rất dở mặc dù tôi dạy rất tốt, giao tiếp cũng không quá kém. Lúc phỏng vấn tôi rất căng thẳng và thường không giới thiệu bản thân tốt cũng như trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng tốt. Làm thế nào để khắc phục và trả lời phỏng vấn tốt?

4. Mức lương của một nhân viên làm trong ngành giáo dục và một trợ giảng/giáo viên tiếng Anh toàn thời gian mà tôi có thể đề nghị là bao nhiêu?

Chào bạn. Sau đây là các giải đáp của chúng tôi về các thắc mắc bạn đề cập:

1. Nhà tuyển dụng sẽ căn cứ vào giấy khám sức khỏe của bạn trong 6 tháng gần nhất để xét điều kiện nhận bạn vào làm. Riêng với lĩnh vực giáo dục, bạn cần lưu ý thêm yếu tố: ngoại hình không dị tật và có giọng nói chuẩn. Như vậy, bạn hoàn toàn có thể tham gia công tác giảng dạy nếu giấy khám sức khỏe chứng nhận bạn đủ sức khỏe để làm việc và bạn đảm bảo tốt các yếu tố trên.

2. Để việc chuyển sang lĩnh vực giáo dục hoặc đi dạy ở các trường quốc tế, bạn có thể trang bị cho mình chứng chỉ về TESOL (Teaching English to Speakers of Other Languages). Đây là chứng chỉ quốc tế về phương pháp giảng dạy tiếng Anh, nhằm đảm bảo giáo viên có kỹ năng và phương pháp giảng dạy tiên tiến, hiệu quả theo chuẩn mực quốc tế.

Bạn có thể tham khảo khóa học TESOL (liên hệ văn phòng khoa Anh Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, điện thoại 3.835.2020 - 101) để biết thêm thông tin chi tiết.

Sau khi có chứng chỉ cần thiết cộng với năng lực bản thân, bạn có thể tìm việc giảng viên tiếng Anh tại các trường đại học, cao đẳng… hoặc đi dạy ở các trường quốc tế.

Theo như email bạn trình bày, bạn sở hữu khả năng tiếng Anh khá tốt (từng đoạt nhiều giải thưởng môn tiếng Anh khi học phổ thông và lấy bằng TOEIC 900) nên khi tham dự phỏng vấn, bạn hãy dựa vào nền tảng này cộng với kinh nghiệm đi dạy 5 năm cùng chứng chỉ TESOL để chứng minh năng lực với nhà tuyển dụng.

3. Kỹ năng phỏng vấn: Để tránh căng thẳng, bạn có thể diễn tập phỏng vấn thử với người quen/bạn bè tại nhà; chuẩn bị trước các ý bạn muốn trình bày và nhấn mạnh với nhà tuyển dụng, đồng thời giữ tinh thần thoải mái và thật sự tự tin vào thực lực bản thân. Bạn có thể tham khảo các bí quyết phỏng vấn hiệu quả tại đây.

4. Mức lương bạn nhận được sẽ tùy theo trường (quy mô, hình thức hoạt động), tính chất công việc (giảng viên cơ hữu hay thỉnh giảng), thị trường lao động và nhất là tùy theo năng lực bản thân (chứng minh sự phù hợp giữa bạn với yêu cầu công việc trong buổi phỏng vấn). Bạn hãy dựa vào các yếu tố trên để đề xuất mức lương mong muốn phù hợp với từng vị trí.

Chúc bạn khỏe và thành công với lĩnh vực giáo dục!

Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề lương bổng, kỹ năng nghề nghiệp, phỏng vấn xin việc... bạn đọc gửi về chương trình "Tư vấn việc làm" tại địa chỉ: [email protected] Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

(một bạn đọc đề nghị giấu tên)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp