13/01/2025 08:55 GMT+7

Có nên nhịn đói khi tập luyện?

Tập thể dục khi bụng đói là một thói quen phổ biến với những người muốn đốt cháy mỡ nhanh hơn. Tuy nhiên, phương pháp này tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe.

Có nên để bụng đói khi tập luyện  - Ảnh 1.

Không ít phụ nữ có thói quen tập luyện trong trạng thái nhịn ăn - Ảnh: PSF

Bác sĩ người Úc Zac Turner (Đại học New South Wales) cho biết những tác hại tiềm ẩn khi chúng ta tập luyện trong trạng thái đói bụng:

Giảm hiệu suất và sức bền

Khi không có đủ năng lượng, cơ thể có thể bị giảm hiệu suất, khiến bạn khó duy trì cường độ tập luyện cao hoặc kéo dài thời gian tập. Điều này dễ dẫn đến cảm giác uể oải, chóng mặt do lượng đường trong máu giảm.

Mất cơ

Tập thể dục cường độ cao khi đói có thể khiến cơ thể phá vỡ protein (đạm) trong cơ bắp để cung cấp năng lượng, đặc biệt khi lượng glycogen dự trữ cạn kiệt. Điều này dẫn đến mất cơ và ảnh hưởng xấu đến vóc dáng.

Tăng cortisol

Nhịn ăn trước khi tập có thể làm tăng cortisol - hormone chính của cơ thể liên quan đến căng thẳng. Mức cortisol cao kéo dài có thể gây mất cơ và các vấn đề sức khỏe khác. 

Nguy cơ hạ đường huyết

Tập luyện khi đói có thể làm giảm đường huyết, gây ra các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn và mệt mỏi. Trong trường hợp nghiêm trọng, bạn có thể ngất xỉu.

Để tối ưu hóa hiệu suất tập luyện và giảm rủi ro sức khỏe, nên ăn một bữa ăn cân bằng 2-3 giờ trước khi tập hoặc một bữa nhẹ khoảng 30-60 phút trước khi tập.

Những thực phẩm lý tưởng bao gồm carbohydrate (tinh bột) dễ tiêu hóa như chuối, bánh mì nguyên cám kết hợp với một lượng protein vừa phải.

Sau khi tập, hãy bổ sung dinh dưỡng bằng các nguồn protein nạc và carbohydrate trong vòng 30-60 phút để phục hồi cơ bắp và tái tạo glycogen.

Mặc dù tập luyện khi đói có thể giúp tăng cường quá trình đốt cháy mỡ nhưng những nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn lại có thể vượt xa lợi ích này.

Mỗi người nên cân nhắc kỹ lưỡng và tham khảo ý kiến chuyên gia y tế hoặc dinh dưỡng để tìm ra phương pháp tập luyện phù hợp với mục tiêu sức khỏe cá nhân.

Có nên để bụng đói khi tập luyện? - Ảnh 2.Chấn thương dây chằng, không phải mổ là xong

Bác sĩ Trương Minh Hải (khoa chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương) chia sẻ về những nỗi lo người chơi thể thao phải đối mặt sau khi bị chấn thương đứt dây chằng.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp