23/11/2015 10:40 GMT+7

Có nên bỏ di chúc chung của vợ chồng?

H.ĐIỆP (hoangdiep@tuoitre.com.vn)
H.ĐIỆP ([email protected])

TT - Dự thảo Bộ luật dân sự sắp được Quốc hội bấm nút thông qua nhưng vấn đề bỏ hay giữ quy định về di chúc chung của vợ chồng vẫn còn nhiều ý kiến trái ngược.

Điều 663 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Vợ chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung”.

Điều luật này được thừa nhận và phát triển phù hợp với xu thế cũng như phong tục tập quán, nguyện vọng chung của người dân thời gian qua.

PGS.TS Đỗ Văn Đại (trưởng khoa luật Trường ĐH Luật TP.HCM) cho rằng việc thừa nhận di chúc chung của vợ chồng là cần thiết và phù hợp với cả văn hóa và Hiến pháp.

Theo ông Đại, có bốn lý do: Thứ nhất, ghi nhận di chúc chung phù hợp với lòng dân, thực tế nhiều cặp vợ chồng lập di chúc chung để tài sản thành một khối.

Khối tài sản chung ở quê là rất phổ biến và tài sản của vợ chồng là một khối tài sản chung nên họ cũng muốn lập di chúc chung để không xé lẻ tài sản này ra...

Thứ hai, việc công nhận di chúc chung tạo ra sự ổn định trong pháp luật vì pháp luật VN thừa nhận di chúc chung.

Kể từ năm 1981, TAND tối cao đã có thông tư quy định về việc lập di chúc chung, rồi đến pháp lệnh 1990, Bộ luật dân sự 1995, Bộ luật dân sự 2005 đều thừa nhận di chúc chung của vợ chồng.

Như vậy trong nhiều năm qua, hệ thống pháp luật VN đều quy định về di chúc chung của vợ chồng. Nếu bây giờ không thừa nhận di chúc chung của vợ chồng thì việc xử lý những bản di chúc chung đã được lập sẽ được thực hiện như thế nào?

Thứ ba, hiện nay có hai hệ thống dân luật là Pháp và Đức. Dân luật của Đức ghi nhận di chúc chung không chỉ vợ chồng, mà còn thừa nhận di chúc chung cho những người sống như vợ chồng.

Còn ở Pháp dù nhiều năm qua luật không ghi nhận di chúc chung của vợ chồng, nhưng năm 2014 Hiệp hội Công chứng của Pháp đã công bố nghiên cứu đề xuất di chúc chung của vợ chồng. Như vậy, Pháp đang bổ sung quy định này vào luật.

Thứ tư, theo điều 14 của Hiến pháp thì Quốc hội không có quyền hạn chế việc lập di chúc chung của vợ chồng.

Điều này thể hiện: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.

Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.

Quyền tài sản là một trong những quyền cơ bản của con người, quyền này chỉ được giới hạn bởi khoản 2 và điều 14 không giới hạn quyền tài sản của công dân.

PGS.TS Đỗ Văn Đại cũng đặt câu hỏi: Nếu bỏ di chúc chung của vợ chồng thì người dân đã lập di chúc chung sẽ làm thế nào?

Bởi văn hóa người Việt là phù hợp với xu thế chung, bao nhiêu năm nay như thế. Quy định về di chúc chung của vợ chồng là phù hợp với cả Hiến pháp lẫn văn hóa của người Việt.

H.ĐIỆP ([email protected])
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp