15/11/2017 17:04 GMT+7

Có nên báo trước ngày tiêm thuốc độc tử tù?

HOÀNG ĐIỆP
HOÀNG ĐIỆP

TTO - Thông báo việc thi hành án tử một phạm nhân có tác dụng răn đe hay chỉ làm đau lòng gia đình phạm nhân? Nhiều ý kiến băn khoăn về quy định này.

Có nên báo trước ngày tiêm thuốc độc tử tù? - Ảnh 1.

Nguyễn Hải Dương tại tòa - Ảnh: BÙI LIÊM

Ngày 14-11, cơ quan thực hiện việc thi hành án tử hình đối với tử tù Nguyễn Hải Dương xác nhận thông tin sẽ thi hình án tử hình đối với Dương vào ngày 17-11. 

Thông tin được đăng tải trên báo chí đã gây nhiều ý kiến trái chiều. 

Một số ý kiến cho rằng việc công khai sẽ thi hành một bản án tử hình sẽ có tác dụng răn đe và giáo dục pháp luật để bớt đi những vụ phạm pháp. Nhưng cũng có ý kiến nói đây là việc làm không nhân đạo đối với gia đình tử tù.

Người vi phạm thì phải chịu trách nhiệm của mình trước pháp luật bằng những hình phạt nghiêm khắc nhất, nhưng thân nhân của người đó không có lỗi gì để phải chịu những hình phạt về tinh thần khi người người đều biết ngày đó, giờ đó người thân của mình sẽ bị tiêm thuốc chết. 

Luật quy định thông báo cho thân nhân tử tù

Luật thi hành án hình sự năm 2010 quy định về việc thân nhân tử tù sau khi thi hành án xong có thể được nhận xác người thân (tử tù) về để mai táng theo phong tục tập quán địa phương.

Quy định cụ thể về việc thông báo cho gia đình thân nhân tử tù được nêu rõ trong điều 20 thông tư liên tịch  số 5/2013của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế, TAND tối cao, Viện KSND Tối cao.

Theo đó, Chánh án TAND nơi thi hành án tử hình của tử tù phải thông báo cho thân nhân của tử tù biết về việc thi hành án đối với tử tù đó để thân nhân kịp làm đơn xin nhận xác về mai táng.

Ông Vũ Phi Long - nguyên Phó Chánh tòa Hình sự, TAND TP.HCM cho rằng Thông tư liên tịch quy định rõ về việc thông báo cho gia đình tử tù được biết là để gia đình, thân nhân tử tù nhận xác về mai táng là quy định nhân văn.

Việc cho thân nhân nhận xác tử tù về mai táng cũng là phù hợp với truyền thống và đạo đức, văn hóa của người Việt. 

Tuy nhiên, theo ông Long việc thông báo này chỉ được thực hiện đối với gia đình tử tù chứ không được thông báo cho những người khác biết.

Trước khi Luật Thi hành án hình sự 2010 có hiệu lực pháp luật thì việc thi hành bản án đối với một tử tù chỉ có Hội đồng thi hành án được biết, còn lại kể cả trường bắn cũng không được biết cụ thể người bị thi hành án là ai mà chỉ biết trước ngày đó, giờ đó có thi hành án để chuẩn bị.

Một lý do để đề phòng nữa đó là nếu thông tin này không được bảo mật thì có thể xảy ra hiện tượng cướp pháp trường, hoặc gây khó khăn cho quá trình di chuyển phạm nhân từ trại tạm giam đến nơi thi hành án.

Kế hoạch thi hành án được bảo mật

Đó là thông tin của một thẩm phán đã từng tham gia Hội đồng thi hành án tử hình chia sẻ với phóng viên Tuổi Trẻ Online

Theo vị này, thông tin về ngày thi hành án tử hình được thông báo cho thân nhân tử tù nhưng toàn bộ kế hoạch thi hành án tử hình luôn được bảo mật.

Kế hoạch này liên quan đến nhiều công đoạn, công tác bảo vệ an ninh, áp giải tử tù chứ không đơn giản chỉ là việc di chuyển tử tù từ nơi tạm giam đến nơi thi hành án.

Hiện nay, không phải tất cả các nhà thi hành án đều nằm trong khuôn viên trại giam. Do đó, công tác áp giải cũng cần phải bảo mật bởi bất cứ sai sót nào xảy ra cũng sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch thi hành án.

Ở các quốc gia khác trên thế giới, kế hoạch thi hành án tử hình luôn được bảo mật, thông tin chỉ được công bố sau khi bản án đó đã được thi hành xong.

Thi hành án tử hình nghịch tử giết mẹ, phi tang xác Hoãn thi hành án tử hình Hồ Duy Hải vào giờ chót Thi hành án tử hình với trùm ma túy khu vực Mekong
HOÀNG ĐIỆP
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp