Khu vực lòng chảo có hình dạng trái tim sáng màu hơn phần còn lại của Diêm vương tinh - Ảnh: NASA |
"Chúng tôi đã trông đợi Diêm vương tinh mang đến nhiều bất ngờ nhưng phát hiện lần này thật sự khiến chúng tôi sốc" - giáo sư Richard Binzel, đã nghiên cứu hành tin lùn này từ những năm 1980, của MIT chia sẻ.
Ông Binzel cùng đội ngũ khoa học từ NASA, MIT và các trường ĐH trên khắp nước Mỹ đã công bố nghiên cứu trên tạp chí Nature dựa vào thông tin quan sát được từ tàu không gian New Horizons.
Nhóm phát hiện bằng chứng cho thấy có một đại dương như vậy ở "thùy" trái của khu vực có hình dạng trái tim, hay còn gọi là Sputnik Planitia, trên sao Diêm vương.
Theo đó giả thuyết hàng đầu để giải thích bí ẩn về việc vì sao khu vực lòng chảo có hình dạng trái tim của Diêm vương tinh không bao giờ đối mặt với mặt trăng của ngôi sao này là Charon.
Diêm vương tinh và Charon có hiện tượng khóa thủy triều trên quỹ đạo. Điều này làm cho hành tinh và Mặt trăng của nó luôn luôn nhìn thấy nhau cùng một mặt.
Đại dương nặng của Diêm vương tinh nằm ở cùng phía với Charon - Ảnh: NASA |
Hiện tượng trên được nhóm các nhà khoa học Mỹ giải thích là do có gì đó đã làm Diêm vương tinh mất cân bằng.
"Có một khối nhỏ thêm vào ở trái tim. Chúng tôi cố gắng để hiểu có gì trong khối này. Và câu trả lời chúng tôi có thể nghĩ ra là có một lớp chất lỏng hoặc lớp bùn lầy ở trong khu vực này" - giáo sư Binzel nói.
Khi một đại dương như vậy hình thành trong trái tim của Diêm vương tinh thì nó sẽ khiến cho hành tinh lùn này phải quay sao cho đại dương nặng phải nằm ở cùng phía với Charon, nghĩa là Charon không bao giờ có thể nhìn thấy mặt này của sao Diêm vương.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận