Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
TTO - Khách đến dự sinh nhật là những đứa bạn cùng phòng bệnh. Mỗi đứa mỗi nơi, đứa ở Sài Gòn, đứa từ rất xa xôi tận Cà Mau, Kiên Giang, Quảng Ngãi… Nhưng giờ chúng đều ở căn nhà mang tên bệnh viện này rồi.
11 năm qua, tháng nào căn phòng sinh hoạt của các bé bệnh nhi ung thư TP.HCM cũng có một ngày cuối tuần rộn ràng với bánh sinh nhật, với nến, gấu bông, xe đồ chơi, nón chóp nhọn.
Những buổi sinh nhật ở căn phòng be bé vỏn vẹn hơn chục mét vuông nằm cuối dãy phòng bệnh của bệnh viện Ung bướu TP.HCM bắt đầu cùng lúc chương trình Thúy do báo Tuổi Trẻ tổ chức ra đời. Rồi cũng căn phòng ấy, mỗi chiều thứ 6, thứ 7 lại là lớp học của các em nhỏ.
Với đám trẻ mang theo căn bệnh ung thư với triền miên những lần ra vô bệnh viện, hết truyền máu lại vào hóa chất, căn phòng đó là "công viên" vui chơi, là thư viện, là sân khấu lễ hội, là lớp học tuổi thơ, là rất nhiều niềm vui của các em.
Gần 15h, chú hề, ảo thuật gia, các bạn cùng phòng bệnh... vào căn phòng nhỏ. Trong phòng một cái bánh kem lớn với dòng chữ "Chúc mừng sinh nhật tháng 11" đã bày sẵn trên một cái bàn lớn.
Đây là bữa tiệc sinh nhật của 17 bệnh nhi đang điều trị tại bệnh viện Ung bướu có ngày sinh trong tháng 11. Bánh kem ấy là bánh sinh nhật chung của cả 17 đứa, đủ lứa tuổi: Hải Yến, Nhật Huy, Tuấn Khang mới 2 tuổi, Gia Bảo lớn nhất đã 13 tuổi.
Lê Diễm Hương (9 tuổi, quê Trà Vinh), bệnh nhi ung thư máu đã điều trị hơn một năm nay ở bệnh viện, là một trong 17 nhân vật chính của buổi tiệc. Từ nhỏ Hương đã ở với ông bà nội nên suốt một năm qua, người cùng với Hương ra vô bệnh viện cũng là ông nội. Lớn lên ở miền quê, ông bà nội lớn tuổi nên Hương chỉ biết đến những bữa sinh nhật trên phim ảnh, tivi.
Cô bé đang rất háo hức. "Từ hồi vô đây, tháng nào con cũng ăn sinh nhật ở đây, chắc phải 10 cái sinh nhật rồi mà sinh nhật của các bạn khác. Bữa nay mới tới sinh nhật con", Hương kể. Cô bé đội chiếc nón chóp nhọn, ôm chặt con búp bê có mái tóc tết rất đẹp là quà tặng sinh nhật.
Ông nội của bé đứng ngoài ngó vào, cũng vui lây niềm vui của cháu. "Nó bị phát hiện ung thư máu nghỉ học từ lớp 2, giờ lẽ ra đã lên lớp 4 mà bệnh ngày một trở nặng. Vừa điều trị đợt 1 xong, vô duy trì được hơn một tuần thì bệnh nó tái, mới về quê mấy bữa lại quanh lên lại. Tui với bà nó ở dưới quê đâu có làm được gì để có tiền lo cho nó. Tất cả cũng nhờ các mạnh thường quân giúp đỡ", ông ngậm ngùi bảo.
Hương cũng như 16 đứa còn lại, dù chẳng đứa nào có tên trên cái bánh kem mà cũng chẳng đứa nào có ngày sinh nhật đúng vào ngày tổ chức bữa tiệc, nhưng đứa nào cũng hớn hở.
Khách đến dự là những đứa bạn cùng phòng bệnh. Mỗi đứa mỗi nơi, đứa ở Sài Gòn, đứa từ rất xa xôi tận Cà Mau, Kiên Giang, Quảng Ngãi… Nhưng giờ chúng đều ở căn nhà mang tên bệnh viện này rồi.
Có những đứa hôm qua còn nằm bẹp vì truyền thuốc, hôm nay đã ăn được, lấy lại sức chạy tung tăng. Có đứa cả buổi vẫn phải ngồi cạnh cái cây truyền thuốc với cây kim còn ghim ở tay. Ở bên ngoài căn phòng, cha mẹ các em dán mắt qua lớp cửa kính, ánh mắt dõi theo nụ cười của con bởi "mấy bữa rồi truyền thuốc, lúc nào con cũng nhăn nhó, mệt nhoài vì đau".
Hơn 30 đứa trẻ, chẳng kể chính - phụ ngồi xúm xít trên sàn, cười như nắc nẻ xem chú hề với cái mũi to và mái tóc bảy sắc cầu vồng bày trò ca hát. Đến tiết mục ảo thuật, tất cả vỗ tay đùng đùng. Dù là lần đầu xem xiếc hay đã xem cả chục lần như Hương, đứa nào cũng tròn mắt khi nhà ảo thuật "thi triển" các màn gậy phun hoa, chim bồ câu…
Đến lúc được lên nhận quà, Ngọc Trâm, Bảo Châu, Hải Yến, Nhật Huy… vừa háo hức, lại vừa có vẻ ngại ngùng. Với nhiều đứa, đây là lần đầu đón một sinh nhật lạ lẫm như thế này, nghe bài hát Happy birthday. Người hát mừng là chú hề, chú ảo thuật và rất nhiều bạn - những đứa trẻ với nước da tái xanh cũng đang từng ngày vật lộn với từng liều hóa chất như chúng.
Chiều thứ 6, căn phòng nhỏ bây giờ là lớp học của các bé bệnh nhi. Chỉ có hơn 20 đứa với ba dãy bàn nhưng với đủ các môn học, các lớp học: nhóm mẫu giáo tập tô; lớp 3, lớp 4 viết chính tả; lớp 6, lớp 7 học làm toán…
Phúc Thịnh (4 tuổi, quê Kiên Giang), bệnh nhi ung thư não, đang bặm môi tô chữ cái trong quyển tập tô, ánh mắt thật chăm chú. Thịnh vào viện từ tháng 4, lúc đó vẫn đang học lớp mầm, "mới chỉ biết đếm chút ít", rồi ở viện tới giờ.
Nhưng Thịnh ham học lắm. "Thằng này ước mơ cao lắm, mơ học giỏi xây nhà có thang máy lận", chị Hoàng Thị Kim Thương (34 tuổi), mẹ bé Thịnh chọc con trai. Chị bảo bữa nào không phải vô thuốc là con lại đòi vào lớp. Hôm nay, trước khi đi ngủ trưa, Thịnh đã cẩn thận dặn mẹ: "Mẹ phải nhớ kêu con dậy để đi học nhé".
Bạn cùng lớp của Thịnh là Tống Mỹ Anh nay đã 8 tuổi, cũng là một trong những học sinh lâu năm nhất lớp học. Nhà Mỹ Anh ở TP.HCM. Thời gian này, sức khỏe khá hơn và được cho ngoại trú, nhưng hầu như ngày nào Mỹ Anh cũng có mặt ở bệnh viện, bữa thì lên vô thuốc, thứ 6, thứ 7 vô học, bữa vô chơi, vô dự sinh nhật bạn…
"Con vào trị bệnh phải tới gần hai năm rưỡi, ra viện thì ung thư di căn xương, lại vô viện, bó từ chân đến nửa người vì mục xương, mà vẫn đòi vào lớp học nằm ngả ra viết", chị Nguyễn Thị Thúy Hằng, mẹ Mỹ Anh kể.
Chồng chị chỉ phụ hồ, còn chị phụ bán hủ tiếu nên chẳng có điều kiện lo cho con nhiều. Con lên lớp, sách vở, bút thước đều miễn phí. Về nhà được vài tháng, Mỹ Anh cũng được một cô giáo gần nhà dạy miễn phí.
"Mỹ Anh ở đây lâu rồi nên hầu như bé nào cũng biết. Bữa nào nó ở nhà thì mấy đứa gọi điện: "Tôi nhớ bà quá, bà lên đây chơi đi". Thế là tôi lại chở lên", chị Hằng kể.
Niềm vui không phải tự nhiên mà đến, mà là tích cóp của rất nhiều người, rất nhiều tấm lòng đồng cảm với bệnh nhi.
Khi căn phòng là lớp học, cô giáo Đinh Thị Kim Phấn chính là người bạn thân thương nhất của đám trẻ.
Rất nhiều ngày trong tuần, dù không phải là thứ 6, thứ 7 - hai ngày hoạt động của lớp học, cô Phấn vẫn có mặt ở đó. Mấy ngày nay, khi ngày hội Hoa hướng dương đã gần tới, cô hẹn phụ huynh tới phòng học, nghe gia cảnh của các em để các em được nhận học bổng Ước mơ của Thúy dành cho bệnh nhi vừa điều trị bệnh vừa đang cố gắng học hành.
Khi lớp học là sân khấu cho những bữa tiệc sinh nhật, những lễ hội nho nhỏ, các bé lại gặp chú hề Si Đô. Chỉ thoáng nhìn thấy anh đi vào, dù chưa "vẽ" mặt, chưa đội mớ tóc giả bảy sắc cầu vồng, chưa có cái mũi cà chua, lũ trẻ vẫn đồng thanh chào: Con chào chú hề.
Chú hề ấy chính là anh Lê Văn Hải - người khởi xướng chương trình Sinh nhật yêu thương cho các bé bệnh nhi ung thư ở bệnh viện Ung bướu TP.HCM và bệnh viện Nhi đồng 1… Lần đầu đến sinh nhật hàng tháng của các bé là lúc anh mới chỉ 33 tuổi, nay Si Đô đã 44 tuổi.
"Kể từ khi chương trình Ước mơ của Thúy bắt đầu cách đây 11 năm, cũng chừng đó năm tôi đến bệnh viện Ung bướu TP.HCM đều đặn mỗi tháng để cùng mọi người tổ chức sinh nhật cho các bé bệnh nhi. Sinh nhật có bánh kem, nến, đồ ăn. Tôi cũng cố gắng hỏi về ước muốn của các bé để có thể chuẩn bị quà sinh nhật cho các bé sau khi thổi nến và hát mừng sinh nhật", anh Hải kể.
11 năm, mỗi tháng một lần, vẫn là thổi nến, tặng quà, diễn văn nghệ, nhưng anh Hải và những người bạn đồng hành chưa khi nào hết hào hứng, luôn hết mình với mỗi bữa tiệc để mang đến cho em chút niềm vui giữa bệnh tật.
11 năm qua, vô vàn những buổi tiệc sinh nhật, những buổi học đã diễn ra ở căn phòng ‘niềm vui’ - VŨ THỦY thực hiện
Một trong những người đồng hành với cô Phấn, với Si Đô 11 năm qua là chị Thượng Mỹ An (36 tuổi) đang làm việc tại Saigon Tourist. Tự nhận mình không nhiều tâm huyết như Si Đô, chị Mỹ An chọn cách đón sinh nhật mỗi năm của mình cùng với các bé bệnh nhi sinh cùng tháng.
"Tôi sinh ngày 12-11, nhưng tôi thường đón sinh nhật muộn hơn vào giữa tháng vì muốn được đến với các em, chia sẻ với các em. Mỗi năm tôi đến đây, những bé tôi gặp hầu hết là những gương mặt mới, nhưng tôi vẫn muốn dù còn sống bao lâu trên cõi đời này, các em bé thiên thần cũng có được niềm vui, kỷ niệm đáng nhớ", chị Mỹ An chia sẻ.
Tin cùng chuyên mục
Vui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XThêm chuyên mục, tăng trải nghiệm với Tuổi Trẻ Sao
Từ ngày 1-1-2023, Tuổi Trẻ Online giới thiệu Tuổi Trẻ Sao - phiên bản đặc biệt dành riêng cho các thành viên với nhiều chuyên mục và trải nghiệm thú vị, bao gồm: Tư vấn pháp luật, Hỏi chuyện sức khỏe; Xem nhật báo sắc nét trên mạng (E-paper), Tuổi Trẻ Live (trực tiếp các sự kiện thời sự nóng bỏng, hấp dẫn).
Tuổi Trẻ Sao được thiết kế thông thoáng với tất cả các trang, chuyên mục và video đều không có quảng cáo hiển thị, không làm ngắt quãng sự tập trung của bạn đọc.
Bằng cách đóng góp Sao, thành viên Tuổi Trẻ Sao có thể tham gia các hoạt động và tương tác trên nền tảng Tuổi Trẻ Online như tặng Sao cho tác giả và các bài viết yêu thích, đổi quà lưu niệm trong chương trình, đăng ký quảng cáo, mua sắm trực tuyến.
Báo Tuổi Trẻ phát triển Tuổi Trẻ Sao nhằm từng bước nâng cao chất lượng nội dung, tăng khả năng kết nối, tương tác và thực hiện các nội dung mới theo nhu cầu của số đông công chúng.
Chúng tôi hy vọng Tuổi Trẻ Sao sẽ góp phần chăm sóc, phục vụ và mang lại những trải nghiệm mới mẻ, tích cực hơn cho cộng đồng độc giả của Tuổi Trẻ Online.
TTO
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toán
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận