21/03/2013 06:07 GMT+7

Cơ hội nâng chất giáo dục đại học

TRẦN HUỲNH ghi
TRẦN HUỲNH ghi

TT - Việc Bộ GD-ĐT đưa ra quyết định không cho phép đào tạo tiến sĩ ở 57 chuyên ngành thuộc 27 trường đại học, viện, học viện không phải điều bất ngờ. Thông tin này mừng hơn lo vì cho thấy Bộ GD-ĐT đã tỏ ra quyết tâm thật sự trong việc chấn chỉnh, nâng chất nền giáo dục đại học nước nhà.

Thật ra, lâu nay bộ cũng nói nhiều nhưng chưa xử lý thấu đáo trong việc chấn chỉnh đào tạo tiến sĩ. Đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục trước hết phải chú trọng đến vấn đề kỷ cương, chất lượng. Muốn làm được việc gì cũng phải coi trọng kỷ cương, chuẩn mực và chất lượng.

Đào tạo tiến sĩ là đào tạo người thầy vừa đào tạo người thợ. Trong nền giáo dục đại học, đào tạo tiến sĩ là cực kỳ quan trọng và cần thiết. Đào tạo tiến sĩ là đào tạo người làm khoa học bậc cao, phải qua đào tạo tiến sĩ thì người làm khoa học, giảng viên các trường đại học mới tiến bộ được. Đối với các trường đại học, viện, học viện, các tiến sĩ là lực lượng lao động chính.

Chất lượng nền giáo dục đại học do đội ngũ này quyết định. Nhưng qua việc này cho thấy thực tế ở VN hiện nay tỉ lệ giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ còn rất thấp, đội ngũ cán bộ khoa học ở các trường, viện còn mỏng. Trong khi lực lượng này ở các nước rất hùng mạnh. Vì vậy cần xem việc đào tạo tiến sĩ là nhu cầu thật sự và phải có chiến lược.

Bộ GD-ĐT đưa ra quyết định này hoàn toàn đúng. Lẽ ra đào tạo tiến sĩ phải là đào tạo chính quy tập trung toàn thời gian mới đảm bảo chất lượng, nhưng trên thực tế tình trạng đào tạo tiến sĩ theo kiểu “vừa làm vừa học” khá phổ biến. Chuyện giảng viên đào tạo tiến sĩ không nhớ tên nghiên cứu sinh không phải là chuyện hiếm. Việc đưa ra quy định trong đào tạo bậc tiến sĩ phải có lực lượng giảng viên cơ hữu là hoàn toàn xác đáng, không nên để tình trạng “mượn” giáo sư về đào tạo tiến sĩ.

Cần siết lại chất lượng, quy chế, kỷ luật trong giáo dục đại học. Phải nhìn thấy những điều kiện để đảm bảo chất lượng đào tạo được Bộ GD-ĐT đưa ra hiện nay chưa cao, nhiều trường vẫn chưa đáp ứng được. Việc Bộ GD-ĐT siết về đội ngũ giảng viên vẫn chưa đủ mà cần tiến đến xem xét các tiêu chí về cơ sở vật chất, chương trình đào tạo và kỷ luật trong đào tạo.

Trong đào tạo bậc tiến sĩ không nhất thiết phải chia nhỏ chuyên ngành đào tạo. Cần mạnh dạn sáp nhập một số ngành hẹp để mở ra mã ngành lớn hơn. Bộ cần hỗ trợ các trường tìm ra lối thoát, không nên để các trường tự xoay xở. Trong giáo dục đại học chúng ta cần làm quy hoạch dài hơi, có sách lược đào tạo và đồng thời phải có chính sách ưu đãi thu hút người học.

GS.TS TRƯƠNG ĐÌNH KIỆT(phó chủ tịch hội đồng khoa học đào tạo khoa y ĐHQG TP.HCM)

TRẦN HUỲNH ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp