Theo đó, lãi suất cho vay ngắn hạn giảm còn 6,5%/năm, lãi suất trung hạn giảm từ 10% xuống 9,5%/năm, lãi suất dài hạn còn 10%/năm.
Theo Ngân hàng Nhà nước, hiện nay mặt bằng lãi suất cho vay phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 7%/năm đối với khoản vay ngắn hạn, lãi suất cho vay trung và dài hạn ở mức 9-10%/năm.
Lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 7-9%/năm đối với ngắn hạn, 9,5-11%/năm đối với trung và dài hạn.
Trước đó, lãi suất huy động của một số ngân hàng tiếp tục giảm với mức giảm 0,1-0,3%/năm chủ yếu kỳ hạn dài, đem hi vọng giảm lãi suất cho vay thời gian tới.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, chuyên gia tài chính - ngân hàng Cấn Văn Lực cho biết việc cắt giảm lãi suất huy động thời điểm này là tín hiệu tốt, tạo điều kiện để giảm lãi suất cho vay thời gian tới, chưa kể hệ số rủi ro đối với tín dụng bất động sản từ 250% giảm còn 150%, giúp chi phí vốn của hệ thống ngân hàng được giảm, qua đó giảm một phần đầu ra lãi suất cho vay.
“Lạm phát thấp chưa đến 2% nên lãi suất giảm vào thời điểm cuối năm hoặc đầu năm sau là hợp lý, bởi trong bối cảnh lạm phát được dự báo khó tăng cao vì giá dầu trong xu thế giảm, giá hàng hóa cơ bản trong nước cũng không tăng, có thể nói đây là thời điểm tốt để có thể giảm lãi suất cho vay” - ông Lực nói.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận