24/12/2019 08:00 GMT+7

Cơ hội đầu tư đất nền vào những đô thị cảng gắn với khu công nghiệp

P.Q
P.Q

Một bộ phận không nhỏ nhà đầu tư đang đi tìm thị trường ngách: đất nền tại các đô thị cảng đang ở chu kỳ đầu phát triển. Thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) đang nằm trong top đầu danh sách này.

Cơ hội đầu tư đất nền vào những đô thị cảng gắn với khu công nghiệp - Ảnh 1.

Rất nhiều đô thị lớn đã ra đời bên những cảng biển

"Thế chân vạc" đô thị - công nghiệp - cảng biển

Công nghiệp là một loại hình kinh tế đặc biệt, có tính đặc thù là sử dụng nhiều đất đai, thời gian tồn tại lâu dài, có ảnh hưởng sâu rộng đến kinh tế, xã hội và đặc biệt là môi trường. 

Vì vậy, quy hoạch, lựa chọn địa điểm xây dựng, phát triển các vùng công nghiệp hay khu công nghiệp luôn phải đảm bảo nguyên tắc tối ưu như gần sân bay, bến cảng, các trục giao thông chính, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm, cung cấp các dịch vụ phục vụ trực tiếp cho sản xuất... 

Trong các yếu tố này, vị trí của cảng biển là quan trọng nhất nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh.

Từ xa xưa chúng ta đã có Hội An có Phố Hiến và đến thời hiện đại là Hải Phòng, TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ninh, Nha Trang, Đà Nẵng… Những đô thị trẻ, năng động gắn với cảng biển và khu công nghiệp cũng đang hình thành như Dung Quất - Chu Lai (Quảng Ngãi), khu kinh tế Vân Phong (Nha Trang), Chân Mây (Huế), Vũng Áng (Hà Tĩnh)…

Rõ ràng xu hướng hình thành nên các đô thị trẻ gắn với hạt nhân là khu công nghiệp và cảng biển đang rất phát triển. 

Mô hình này không chỉ khai thác được thế mạnh về dịch vụ hậu cần cảng biển, giảm tối đa chi phí logistics và thời gian thông quan… mà còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng, địa phương.

Dáng hình một đô thị cảng sầm uất

Ngoài những cái tên như đã kể trên, thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) cũng đang nổi lên như một hiện tượng với những giá trị tiềm năng. 

Được chính phủ xác định là đô thị tạo động lực của vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ, Hoàng Mai phấn đấu đạt các chỉ tiêu đô thị loại III vào năm 2020 và được công nhận là đô thị loại III trước năm 2025 và với chức năng chủ đạo của đô thị là công nghiệp - thương mại dịch vụ - du lịch.

Những năm qua, thị xã trẻ bên sông Hoàng đã đẩy mạnh thu hút đầu tư. Các khu công nghiệp lớn đã hình thành như KCN Nghi Sơn, KCN Hoàng Mai I, KCN Hoàng Mai II. 

Đặc biệt, dự án nâng cấp cảng Đông Hồi đã nhận được sự quan tâm đầu tư đặc biệt từ Tập đoàn Mepcom Offshore and Marine (Singapore). 

Sau khi khảo sát thực tế, đơn vị này đã báo cáo chi tiết quy hoạch giai đoạn 1 trong đó đề xuất chuyển đổi cảng Đông Hồi thành cảng chuyên dùng sẽ tiếp nhận được tàu cỡ lớn với khả năng tiếp nhận nhiều mặt hàng như than, xi măng, container, khí hóa lỏng... 

Mepcom Offshore and Marine cũng dự kiến sẽ đầu tư khu công nghiệp và Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập.

Kinh tế tăng trưởng, tốc độ đô thị hóa nhanh hơn đã kéo theo nhu cầu nhà ở ngày một tăng, nhất là nhà cho chuyên gia, lao động nước ngoài đến làm việc. Những chuyển động tích cực của Hoàng Mai đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư bất động sản tầm trung khu vực phía Bắc.

Cơ hội đầu tư đất nền vào những đô thị cảng gắn với khu công nghiệp - Ảnh 2.

Cửa Cờn Riverside đang đón những tín hiệu tích cực từ hạ tầng và quy hoạch

Tìm hiểu từ thực địa cho thấy, trong số các dự án đã đủ điều kiện mở bán tại Hoàng Mai, Cửa Cờn Riverside (quy mô 33ha) đang có sức hút đặc biệt. 

Không chỉ sở hữu lợi thế vượt trội về vị trí như chỉ cách trung tâm hành chính thị xã 500m và nằm trên các tuyến giao thông huyết mạch nhất trong vùng như QL1A, QL 36, TL537… mà còn có tiềm năng giá cao do những chuyển biến lớn về giao thông và quy hoạch: tuyến đường ven biển rộng tới 60m nối KCN Nghi Sơn - Cửa Lò đi qua dự án sẽ được triển khai ngay trong những tháng đầu năm 2020.

Đây là tuyến đường chiến lược nằm trong tổng thể quy hoạch đường bộ ven biển được đã Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tổng chiều dài toàn tuyến 84km từ Khu kinh tế cảng Nghi Sơn - Thanh Hóa đến đường ven sông Lam (nối cửa Hội đi Bến Thủy). 

Giai đoạn 1 sẽ đầu tư xây dựng đoạn từ Khu kinh tế Đông Nam đến cầu Cửa Hội với tổng mức đầu tư 1.690 tỉ đồng. 

Giai đoạn 2 sẽ đầu tư đoạn từ cảng Đông Hồi đến Khu kinh tế Đông Nam với tổng mức đầu tư 3.160 tỉ đồng. 

Tuyến đường sẽ là động lực, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn Nghệ An nói chung và Hoàng Mai nói riêng.

Cùng với lợi thế về cảng biển, trong tương lai không xa, khi tuyến đường hoàn thành, Cửa Cờn Riverside sẽ trở thành trung tâm kết nối giữa các khu công nghiệp - khu kinh tế 2 tỉnh Thanh Hóa – Nghệ An, mở ra hướng phát triển logistic, kho bãi… Tuyến cao tốc Bắc – Nam đã được quy hoạch (gần dự án) sẽ rút ngắn thời gian từ Hà Nội về Hoàng Mai chỉ còn hơn 2 giờ.

Ngoài ra, cảng cá Quỳnh Phương (cảng cá lớn nhất Nghệ An) sau hơn 2 năm khẩn trương thi công với tổng kinh phí hơn 65 tỉ đồng đã chính thức hoạt động cuối 2018. 

Không chỉ đáp ứng nhu cầu đi biển của hơn 900 phương tiện tàu thuyền (trong đó có hơn 400 tàu thuyền đánh bắt xa bờ) của ngư dân Hoàng Mai, cảng Quỳnh Phương còn được kỳ vọng là trung tâm đầu mối của các giao dịch thương mại ngành thủy hải sản trong vùng, tạo đòn bẩy cho công nghiệp chế biến…

Với tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh, tập trung những khu công nghiệp trọng điểm cùng các cảng biển trọng điểm của khu vực, thị xã trẻ Hoàng Mai đang mang bóng dáng một đô thị cảng - công nghiệp sầm uất, mở ra cơ hội cho những nhà đầu tư bất động sản.

P.Q
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp