Hati Sparey-South giờ là cô giáo đang hết sức giúp các mình - Ảnh: BBC
Hati cho biết mình nợ cô giáo một cuộc đời. Giờ đây, ở tuổi 26, và cũng là một giáo viên tương lai, cô quyết tâm giúp lại những học sinh rơi vào hoàn cảnh tương tự.
"Tôi cứ liên tục và có lẽ đã chết ở tuổi 20 như 3 người bạn của mình. Tôi cực kỳ buồn, không thể ngủ được, vì thế nó cứ kéo dài mãi", cô kể lại.
Cha mẹ cô đã ly hôn, và mẹ cô cứ ốm đau, ra vào viện liên miên.
Cứ bị ám ảnh về tình trạng sức khỏe không tốt của mẹ, vì thế cô bé không thoát ra được những câu hỏi như: "Làm sao bạn có thể đương đầu với điều này? Bạn đang cảm thấy thế nào về điều này? Điều gì đang xảy ra với bạn về mặt cảm xúc?".
Cuối cùng cũng có người hỏi thăm
Đó là năm mà Hati thi GCSE, và nội dung bài học là về thiết kế và công nghệ.
"Tôi không biết đó là ngày gì, nhưng tôi nhớ khoảnh khắc đó. Khi ấy tôi mặc một chiếc áo thun rất xấu do bạn gái của cha tôi tặng, còn đầu tóc thì mới cắt cụt ngủn.
Không hẳn cô ấy đặc biệt chú ý đến tôi, mà đơn giản là vì cô là một người thật sự tử tế. Và rõ ràng là cô đã thấy đó không phải là con người thật của tôi", Hati nhớ lại.
"Cô chỉ hỏi Em ổn không? Mọi chuyện thế nào?"
"Cô chăm chú lắng nghe những gì tôi nói, nhớ hết mọi thứ, và đã có một cuộc trò chuyện thật sự với tôi, điều mà trước đó chưa bao giờ xảy ra với tôi".
"Tôi chỉ nói Dạ, em cảm thấy thực sự buồn, và cứ tiếp tục khóc".
"Cô vẫn thường hỏi thăm mọi người có khỏe không, nhưng điều đó thật sự khiến tôi cảm động vì trước đó tôi chưa bao giờ được như thế. Thế là tôi khóc thật nhiều, khiến phần trang điểm bằng chì kẻ mắt màu đen tèm lem ra khuôn mặt".
Dù vậy, cô giáo của Hati không chọn cách hỏi tới, mà chỉ yên lặng, nhưng Hati cho rằng sự yên lặng và tử tế của cô giáo đã thật sự giúp mình rất nhiều.
"Cô đã không cắt ngang dòng cảm xúc của mọi người. Vì thế, tôi được dịp tuôn ra mọi thứ, và cô ấy chỉ nói Ôi chúa ơi, thật kinh khủng. Còn tôi thì như được đồng cảm Nó thật kinh khủng, phải không cô? Thật sự kinh khủng".
Với sự hỗ trợ của cô giáo, Hati đã nhận được giúp đỡ, và cuối cùng cô đã tốt nghiệp trung học. Sau đó, cô nghỉ 1 năm để có những trải nghiệm thực tế trước khi vào đại học, làm một vài công việc lặt vặt, lấy một tấm bằng về thời trang và dệt may, và nghỉ thêm 1 năm nữa.
Rồi cô lập gia đình. Một ngày nọ, chồng cô, một sinh viên ngành sinh học, nói rằng anh đang tính đến chuyện đi dạy.
"Thế là tôi nói Có lẽ em cũng muốn đi dạy. Việc đó nghe thú vị lắm. Em yêu trẻ con", Hati kể lại.
Sau vài tuần gắn bó với công việc tình nguyện, cô cảm thấy muốn gắn bó với nghề giáo và giờ đây cô đang được đào tạo thành một giáo viên dạy công nghệ thiết kế, giống như nghề của cô giáo năm xưa, và quyết tâm "là chỗ dựa vững chắc" cho các em học sinh.
‘Tôi đang bị bế tắc’
Trong suốt thời gian được đào tạo để trở thành giáo viên, Hati đã gặp nhiều học sinh gợi cho cô nhớ lại thời niên thiếu của chính mình, và cô hiện dành thời gian rảnh của mình để hỗ trợ các em.
"Mỗi khi thấy em nào có đầu tóc ngắn củn, đôi tay cứ xoắn chặt vào nhau tỏ ra lo lắng, trên cánh tay có dán một miếng băng - thường là dấu hiệu của việc tự hủy hoại bản thân, là tôi lại nghĩ Đó là hình ảnh của mình, một kẻ đang bị bế tắc. Rồi tôi nghĩ Được rồi, tôi có thể mang đến cho em một điều gì đó nếu em sẵn lòng đón nhận", Hati kể.
"Vì thế, những gì tôi làm là nói về kinh nghiệm của chính mình bất cứ khi nào có thể, bất kỳ lúc nào có liên quan, từng chút, từng chút một, không hối thúc. Rồi chúng tôi đã có những cuộc trò chuyện thật tuyệt vời, và tôi đã thật sự làm việc hết sức mình với các em".
Cô cảm thấy mình đã bắt đầu tạo nên sự khác biệt.
"Tôi nhận được nhiều lá thư, nhưng đây là một lá thư đẹp: Cô đã giúp em rất nhiều. nhiều hơn cả khả năng của cô. Cô sẽ là một cô giáo tuyệt vời".
Bức thư đã khiến cho cô rơi nước mắt.
Trầm cảm ở tuổi thiếu niên
Tổ chức sức khỏe thế giới (WHO) cho biết cứ 5 thiếu niên thì lại có 1 em có thể gặp vấn đề về sức khỏe tinh thần.
Những nghiên cứu khác cho thấy rằng 50% các vấn đề về sức khỏe tinh thần hình thành ở tuổi 14 và 75% các vấn đề xuất hiện ở độ tuổi 24.
Năm ngoái, một cuộc nghiên cứu trên 10.000 người trẻ ở Anh đã phát hiện rằng 1/4 các em gái và gần 1/10 các em trai trong số đó đã cho thấy những dấu hiệu trầm cảm ở tuổi 14, và thiếu niên nghèo là những người bị ảnh hưởng ở mức tồi tệ nhất.
Hati cho biết giờ đây cô đã biết cô giáo cũ của mình có cảm giác thế nào hồi 10 năm về trước.
"Còn gì hơn khi tôi đang ở đúng vị trí tương tự như cô? Tôi đã dùng cô như chiếc đòn bẩy tinh thần để nâng chính mình lên và rồi giờ đây tôi có thể làm điều đó cho người khác, thật tuyệt vời".
"Bởi vì, có lẽ, nếu không gặp được cô, tôi đã lại suy nghĩ bế tắc, và có thể sẽ lại tự tử".
Hati hi vọng rằng các học sinh mà cô đang giúp đỡ rồi cũng sẽ giúp người khác sau này.
"Đó là lý do vì sao chuyện gieo hi vọng đã tạo cảm hứng cho tôi đến thế. Nó dường như là một việc nhỏ nhưng có sức mạnh không thể tin được khi bạn nói với một đứa trẻ ‘Em khỏe không?’ khi chúng bước vào lớp. Và bạn biết không, ngay cả nếu chúng chỉ trả lời ‘Khỏe’, thì điều đó cũng nghĩa là chúng đã nghe thấy bạn".
"Hãy bảo các em rằng chúng thật tuyệt vời, là một món quà của Thượng đế dành cho cuộc đời này, và rằng chúng không thể tự tử được. Chúng phải tiếp tục sống. Dù cuộc đời còn nhiều khó khăn nhưng mọi người luôn yêu thương chúng".
Trầm cảm có thể nghĩa là có tâm trạng suy sụp hoặc buồn bã liên tục, ít có động lực, sự quan tâm và thích thú dành cho cuộc sống.
Những triệu chứng khác bao gồm:
• Cảm thấy vô vọng, không giúp ích gì được cho ai, và lo lắng
• Có mức tự tin thấp
• Cảm thấy đầy tội lỗi
• Khóc lóc, khó chịu hoặc không khoan dung đối với người khác
• Khó đưa ra quyết định
• Có ý định tự tử hoặc muốn hủy hoại bản thân
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận