15/01/2021 06:19 GMT+7

Có gì ở ‘siêu Trái đất’ vừa được phát hiện?

HOÀNG THI
HOÀNG THI

TTO - Nhiệt độ bề mặt hơn 1.700 độ C, có tuổi đời gấp đôi Mặt trời, kích thước gấp rưỡi Trái đất… TOI-561b là một trong những ngoại hành tinh đặc biệt từng được quan sát trong nhiều năm qua.

Có gì ở ‘siêu Trái đất’ vừa được phát hiện? - Ảnh 1.

Ngoại hành tinh vừa được phát hiện có khối lượng lớn gấp 10 lần Trái đất - Ảnh: GETTY IMAGES

"Siêu Trái đất" là thuật ngữ dùng để chỉ những hành tinh ngoài Hệ Mặt trời có khối lượng gấp nhiều lần Trái đất, có bề mặt đất đá và khí quyển mỏng.

Theo FOX News, một nhóm nghiên cứu đã nhờ vào vệ tinh khảo sát ngoại hành tinh chuyển tiếp (TESS) của NASA để tìm ra một "siêu Trái đất" mới tên là TOI-561b. TESS được phóng lên không gian vào năm 2018, có nhiệm vụ khảo sát những ngôi sao lân cận để tìm kiếm các ngoại hành tinh bay quanh.

Stephen Kane - nhà vật lý thiên văn ở Đại học California (Mỹ), đồng tác giả nghiên cứu - cho biết TOI-561b bay quanh một trong những ngôi sao hiếm hoi nằm ở đĩa thiên hà của dải Ngân hà.

Hệ sao này ước tính vào khoảng 14 tỉ năm tuổi, trong khi Mặt trời mới 4,5 tỉ năm tuổi. Đồng nghĩa, TOI-561 xuất hiện vào lúc phần lớn ngôi sao trong dải Ngân hà bắt đầu phát sáng.

"TOI-561 là một trong những hành tinh đá lâu đời nhất được phát hiện", Lauren Weiss - nghiên cứu sinh sau tiến sĩ ở Đại học Hawaii, tác giả chính của nghiên cứu - cho biết.

Có gì ở ‘siêu Trái đất’ vừa được phát hiện? - Ảnh 2.

Đài quan sát W.M.Keck ở Hawaii - Ảnh: GETTY IMAGES

Nhóm sử dụng đài quan sát W.M.Keck ở Hawaii (Mỹ) để tìm hiểu thêm các thông số về khối lượng, bán kính và mật độ hành tinh.

Nhóm nhận thấy thời gian bay vòng quanh sao chủ của TOI-561b tương đương nửa ngày trên Trái đất, nghĩa là thời gian trên Trái đất trôi qua một ngày thì trên hành tinh này đã được hai.

Về cấu trúc, mật độ vật chất bên trong TOI-561b khá thấp. Đồng nghĩa "siêu Trái đất" này có khá ít nguyên tố nặng như sắt hay magie. Điều này càng chứng minh TOI-561b hình thành cách đây rất lâu.

Khoảng cách giữa "siêu Trái đất" và ngôi sao chủ khá gần nên TOI-561b có nhiệt độ bề mặt 1.726 độ C. Nhiệt độ này quá nóng để duy trì sự sống. Dù vậy, các nhà khoa học cho rằng hành tinh này từng ấm hơn hàng triệu năm trước và cũng không loại trừ khả năng từng chứa sự sống.

Hiện tại, nhóm nghiên cứu đang xác định thêm về cấu tạo bên trong của ngoại hành tinh này. Nghiên cứu được chấp thuận đăng trên tạp chí uy tín The Astronomical Journal.

Tính đến nay, chương trình TESS của NASA đã phát hiện được hàng ngàn ngoại hình tinh, trong đó có hơn 50 trong số đó có khả năng sinh sống được do chúng có kích thước, quỹ đạo bay cũng như khoảng cách đến sao chủ phù hợp.

Những hố thiên thạch triệu năm tuổi trên Trái đất Những hố thiên thạch triệu năm tuổi trên Trái đất

TTO - Mới đây, một hố thiên thạch khổng lồ niên đại hơn 100 triệu năm được phát hiện khi khai thác vàng tại Úc. Thế nhưng đây vẫn chưa phải là hố thiên thạch ‘khủng’ nhất trên Trái đất


HOÀNG THI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp