29/12/2014 11:48 GMT+7

​Có gì khác giữa máy bay AirAsia mất tích và MH370?

MINH TRUNG
MINH TRUNG

TTO - Vụ mất tích đột ngột của máy bay AirAsia ngay lập tức gợi nhớ đến chuyến bay MH370 hồi tháng 3 năm nay. Có gì khác giữa hai vụ mất tích?

Một chiếc máy bay của New Zealand đang tìm kiếm MH370 trên vùng biển Ấn Độ Dương hồi tháng 3 - Ảnh: Reuters

Nó cũng biến mất không dấu vết khi đang trên đường đi từ Kuala Lumpua, Malaysia đến Bắc Kinh, Trung Quốc.

Đa số các phương tiện truyền thông và dư luận đều nhận ra cả hai máy bay đều không phát tín hiệu khẩn cấp và trùng hợp là hai hãng hàng không đều có liên quan đến đất nước Malaysia.

Theo trang ABCnews, lực lượng cứu hộ lần này có nhiều hy vọng hơn tìm thấy chiếc máy bay của AirAsia do địa điểm chiếc QZ8501 mất tích được cho nằm trên vùng nước nông của biển Java. Trong khi đó, biến mất trên vùng nước sâu của Ấn Độ Dương.

John Nance, một chuyên gia của không lực Mỹ nhận định khu vực này sẽ dễ tìm kiếm hơn do đã được vẽ bản đồ chi tiết.

Ông Nance cũng nhắc lại chi tiết phi công đã báo cáo về thời tiết xấu và yêu cầu đổi độ cao ngay trước khi máy bay biến mất khỏi màn hình radar. “Không có cuộc gọi khẩn cấp nào từ phi hành đoàn, nên chuyện gì đó đã xảy ra rất nhanh”, ông nói.

Kiểm soát không lưu nói chuyện với phi công chiếc Airbus lần cuối vào lúc 6g13, máy bay vẫn còn hiện trên màn hình radar đến lúc 6g16 và biến mất 1 phút sau đó.

Khi chiếc MH370 biến mất hồi tháng 3, phải mất 17 phút đài kiểm soát không lưu TP.HCM mới phát hiện ra và liên lạc với phía Malaysia để hỏi vị trí chiếc máy bay.

Phi công MH370 cũng không báo cáo về thời tiết xấu hay tín hiệu nguy hiểm nào cho mặt đất. Người ta tin rằng MH370 đã tiếp tục bay khá lâu sau khi mất liên lạc với trạm kiểm soát.

Chuyên gia Nance nói khó có khả năng chuyến bay của AirAsia tiếp tục bay sau khi biến mất khỏi radar vì chắc chắn nó sẽ xuất hiện trở lại trên các radar quân sự và dân sự trong khu vực.

Theo báo USA Today của Mỹ, một số yếu tố có thể gây nên sự biến mất bí ẩn của QZ 8501 là:

- Một cơn bão đã vô hiệu hóa thiết bị trên máy bay, giống như trường hợp của chuyến bay Air France 447 rơi xuống Đại Tây Dương năm 2009.

- Một cơn bão khiến phi công bối rối và mất kiểm soát máy bay, giống với chuyến bay Air France và Colgan Air 3407 năm 2009.

- Một hư hỏng nghiêm trọng nào đó của máy bay, điều này giải thích tại sao phi công không gửi tín hiệu báo nguy nào trước khi mất liên lạc với mặt đất.

Vụ tai nạn của chiếc máy bay Garuda Indonesia tháng 1-2007, cướp đi sinh mạng 102 người. Ảnh: AP

 

 

Chiếc máy bay Hãng Lion chở 100 hành khách và phi hành đoàn bị rơi xuống biển và gãy đôi ở Bali tháng 4- 2013.

 

MINH TRUNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp