14/08/2024 09:51 GMT+7

Cô gái sưng lệch mặt vì tự nặn mụn, đắp thuốc đông y

Thấy trên má nổi đám mụn kèm ngứa, cô gái trẻ đã tự lấy kim chọc, nặn mụn và đắp thuốc đông y hút mủ khiến mụn mủ viêm nhiễm căng tức, vùng mắt, mí mắt sưng to.

Cô gái sưng lệch mặt vì tự nặn mụn, đắp thuốc đông y- Ảnh 1.

Bác sĩ Nguyễn Tiến Thành thăm khám cho bệnh nhân biến chứng do tự nặn mụn ở nhà gây bội nhiễm - Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Bệnh nhân là chị L.T.T. (24 tuổi, trú tại Đông Anh, Hà Nội), đến viện trong tình trạng sưng phù vùng mũi má, sưng phù mí mắt, gây cản trở quá trình sinh hoạt, công việc.

Chị T. chia sẻ khoảng 7 ngày trước khi đến viện, chị thấy trên má nổi đám mụn kèm ngứa, nên đã tự lấy kim chọc, nặn mụn và đắp thuốc đông y hút mủ ở nhà.

4 ngày sau, chị T. thấy sốt nhẹ, nửa mặt có dấu hiệu sưng phù, mụn mủ căng nhiều và nhức, lan toàn bộ mắt mũi và vùng mặt phải.

Chị T. đã đến hiệu thuốc tiếp tục mua thuốc nhằm giảm viêm, giảm đau và tiếp tục đắp thuốc nam hút mủ trong 2 ngày tiếp. 

Tuy nhiên bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm, ngược lại vùng má ngày càng sưng to, căng tức và vùng mắt, mí mắt sưng nhiều hơn, người mệt mỏi và đau nhức không ngủ được. Lúc này chị T. mới đến viện khám và điều trị.

Bác sĩ Nguyễn Tiến Thành - thành viên Hội Da liễu Việt Nam - trực tiếp thăm khám cho chị T.. Ông chia sẻ bệnh nhân bị tổn thương áp xe vùng má phải, các vùng da xung quanh khu vực áp xe đều sưng nề lan sang vùng trán, mắt phải.

"Áp xe da thường có biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau. Kích thước thay đổi thường từ 1-3cm, đôi khi có thể rất lớn. Ban đầu phản ứng viêm đỏ cương tụ nên rất cứng, sau đó các ổ mủ hình thành, lớp da bên trên trở nên mỏng hơn và sờ cảm giác mềm hơn.

Ổ áp xe có thể tự vỡ và chảy mủ, hoặc có thể sưng hạch vùng tổn thương. Nếu để lâu điều trị không đúng cách có thể gây hoại tử vùng da, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe", bác sĩ Thành nhấn mạnh.

Theo bác sĩ Thành, để điều trị cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ phải thực hiện các thủ thuật dẫn lưu mủ, vệ sinh vùng da tổn thương mỗi ngày. Đồng thời bệnh nhân cần được sử dụng với laser, ánh sáng để giảm viêm, hạn chế bị sẹo, kết hợp với thuốc bôi để kiểm soát tình trạng viêm nhiễm.

Sau một tuần điều trị tích cực, bệnh lý của chị T. thuyên giảm, hết mủ, hết sưng viêm vùng mặt, vùng da tổn thương đã phục hồi. Vùng áp xe còn thâm và nguy cơ bị sẹo xấu sau này.

Chú ý khi tự nặn mụn

Bác sĩ Thành cho biết nhiều bệnh nhân còn quá chủ quan, nặn mụn không đúng cách và tự ý chăm sóc không chuẩn y khoa. Điều này dẫn đến khối áp xe lan tỏa khá phức tạp, nguy cơ để lại sẹo vĩnh viễn, nặng hơn có thể nhiễm khuẩn huyết nguy hiểm tính mạng...

Do đó người bệnh tuyệt đối không tự nặn mụn nếu thấy mụn có dấu hiệu sưng, nóng, đỏ và đau, đặc biệt là vùng giữa mặt, vùng mũi. Nếu tự nặn mụn không đúng giai đoạn cùng với bàn tay không sạch sẽ đối diện nguy cơ nhiễm trùng.

"Khi nổi mụn nhọt ở vùng mặt, nếu thấy sưng, nóng, đỏ, đau, gây phù nề vùng mô lân cận… người bệnh cần đến các cơ sở y tế có đầy đủ chuyên khoa da liễu để khám và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nặng.

Đặc biệt không nên tự mua thuốc kháng sinh để điều trị. Ngoài ra để giảm bớt nguy cơ nổi nhọt, hạn chế cho vi khuẩn tiếp xúc với da, cần vệ sinh da sạch và thường xuyên. Không nên tự ý nặn mụn khi còn sưng đau, hạn chế đưa tay lên mặt", bác sĩ Thành khuyến cáo.

Cẩn thận với Cẩn thận với 'tam giác nguy hiểm' trên mặt, không nên tự ý nặn mụn

Vùng mặt có một khu vực gọi là "tam giác nguy hiểm". Khu vực này bị viêm nhiễm có thể gây nên các bệnh nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, liệt cơ vùng mặt, tổn thương dây thần kinh vùng mặt gây liệt cơ mặt, thậm chí tử vong, cẩn trọng nếu nặn mụn.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp