Trả lời về vấn đề này, ông Trần Bắc Hà, chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), nói Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) và BIDV đều do Ngân hàng Nhà nước sở hữu tỉ lệ lớn nên cổ đông lớn này không hề có ảnh hưởng. Với cổ đông nhỏ, trong ngắn hạn, sự lo ngại là đúng vì giá BIDV trên thị trường đang cao hơn đáng kể so với MHB.
Tuy nhiên, hoạt động của MHB đang ổn định. Dù không bằng BIDV nhưng giá trị sổ sách về giá cổ phiếu của hai NH là tương đương nhau. Còn về dài hạn, BIDV tận dụng được nhiều lợi thế khi sáp nhập MHB, đó là mạng lưới, khách hàng mảng nông thôn… Với 44 chi nhánh của MHB, bình thường BIDV phải mất 7 năm để phát triển.
Từ khi có tin sáp nhập MHB và BIDV, giá cổ phiếu cả hai ngân hàng đều tăng. Đây là điều tích cực trong một thương vụ sáp nhập tự nguyện giữa hai ngân hàng.
Theo phương án được đại hội thông qua, BIDV sẽ phát hành 269,2 triệu cổ phần cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn, cộng thêm giá trị sáp nhập từ MHB, vốn điều lệ BIDV dự kiến cuối năm 2015 là 34.173 tỉ đồng.
Năm 2015, BIDV đặt kế hoạch tăng trưởng 16,5% về huy động vốn; dư nợ tín dụng tăng trưởng 16%, lợi nhuận trước thuế đạt 7.500 tỉ đồng, tỉ lệ nợ xấu khoảng 2,5%. Theo dự kiến, năm 2015 BIDV sẽ bán 8.000 tỉ đồng nợ xấu cho VAMC nếu đủ điều kiện cho phép bán.
* Tại đại hội chiều 17-4 của MHB, 100% cổ đông ngân hàng cũng đã biểu quyết thông qua kế hoạch sáp nhập vào BIDV. Tỉ lệ chuyển đổi cổ phiếu 1:1 cũng được nhất trí.
Năm 2014 MHB đạt lợi nhuận trước thuế 162 tỉ đồng. MHB sẽ chia cổ tức cho cổ đông theo tỉ lệ khoảng 2,6%.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận