05/06/2018 19:46 GMT+7

Có cảnh báo, vì sao nhiều người vẫn chết vì núi lửa?

HIẾU THẢO - MINH ANH
HIẾU THẢO - MINH ANH

TTO - Trước những vụ núi lửa phun trào, người dân luôn nhận được cảnh báo từ các cơ quan địa chất và các nhà khoa học, vì sao số thương vong vẫn cao?

Có cảnh báo, vì sao nhiều người vẫn chết vì núi lửa? - Ảnh 1.

Núi lửa Fuego ở Guatemala - Ảnh: AP

Có nhiều nguyên nhân: do vị trí địa lý và điều kiện khí quyển, dự báo chưa chính xác, người dân không rõ tầm ảnh hưởng của ...

Tro và khí độc cản trở sơ tán

Tro núi lửa là nguyên nhân hàng đầu khiến động cơ của các máy bay cứu hộ gặp nhiều khó khăn trong quá trình sơ tán.

Các bộ phận của những động cơ hiện đại này hoạt động ở nhiệt độ đủ cao khiến tro núi lửa bị tan chảy khi bám vào. Tuy nhiên hậu quả lại là những đốm nhỏ nham thạch đọng lại bên trong động cơ, sau đó rơi trở lại vào các bộ phận khác, nơi nhiệt độ thấp hơn và làm hỏng chúng.

"Tro làm xói mòn những lưỡi dao sắc trong máy nén, làm giảm hiệu quả của nó. Tro tan trong buồng đốt tạo thành thủy tinh nóng chảy. Tro sau đó chúng đặc cứng lại trên các cánh tuabin, chặn dòng khí và làm cho động cơ bị ngưng lại" - tạp chí An Toàn Hàng Không của Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) giải thích.

Bên cạnh đó, các loại hơi nước nóng và khí sulphur dioxide, carbon dioxidem hydro, carbon monoxide, hydrogen sulfide, và hydrogen fluoride được giải phóng từ núi lửa cũng gây ra nhiều vấn đề về hô hấp.

Núi lửa Guatemala phun trào dữ dội làm hàng chục người chết - Video: YOUTUBE

Nhận thức về khoảng cách an toàn

Khoảng cách người dân phải sơ tán phụ thuộc hoàn toàn vào loại hình của vụ phun trào đang diễn ra. Nếu không thực sự biết rõ một vụ phun trào sẽ diễn ra theo chiều hướng như thế nào, hầu như cơ hội sống sót là rất thấp mặc dù cuộc sơ tán có thể diễn ra từ rất sớm.

Trong trường hợp người đi sơ tán không có chút kiến thức nào về núi lửa, khoảng cách an toàn được khuyến cáo là khoảng 25-30km thậm chí xa hơn và tránh xa những khu vực đất trũng.

Ảnh hưởng của vị trí địa lý và điều kiện khí quyển

Theo ABC, tác động của một vụ phun trào có thể dao động từ không hề hấn gì đến mức thảm họa, tùy thuộc phần lớn vào kích thước và loại phun trào của ngọn núi lửa, vị trí địa lý của từng khu vực cũng như điều kiện khí quyển trong vùng.

Tro bụi hoặc dòng chảy nham thạch có thể trôi về vùng hoang sơ hẻo lánh hoặc ngược lại, vào những thành phố thị trấn đông dân cư gây tử vong ở mức độ hủy diệt.

Trong hầu hết các cuộc khủng hoảng do núi lửa gây ra, các nhà địa chất hầu hết đã có tư vấn cho các cơ quan dân sự địa phương ngay khi có những dấu hiệu cảnh báo đầu tiên.

Các nhà chức trách dân sự là người quyết định phải làm gì liên quan đến mức độ cảnh báo và sơ tán nhanh chóng cho người dân trong bối cảnh có rất ít cảnh báo kịp thời tiếp theo ngay trước mỗi đợt phun trào.

Khó dự báo

Cũng như các vụ động đất, rất khó có thể dự đoán chính xác khi nào núi lửa sẽ xảy ra và mức độ tác động của chúng có thể lớn đến mức nào.

Tuy nhiên những gì còn sót lại từ những vụ phun trào núi lửa trong quá khứ cùng với nguồn dữ liệu sống động về các núi lửa trên khắp thế giới có thể giúp các nhà nghiên cứu dự đoán tình hình tốt hơn.

Theo Simon Carn, một nhà nghiên cứu núi lửa tại Đại học Công nghệ Michigan: "Thật khó để dự đoán một vụ phun trào núi lửa. Càng khó để dự đoán một vụ phun trào sẽ tiến triển như thế nào sau khi nó bắt đầu.

Trong những trường hợp này, các nhà nghiên cứu sẽ suy xét hoạt động của một ngọn núi lửa để xem nó đã gây ra những gì. Thường dữ kiện tốt nhất mà chúng ta có thể sử dụng để dự báo núi lửa phun trào là hoạt động trước đây của nó".

Các mô hình thời tiết thường sẽ dễ quan sát bởi chúng thể hiện rõ ràng trong không khí, trong khi đó các yếu tố dẫn đến một vụ phun trào núi lửa lại nằm ẩn sâu bên trong hành tinh của chúng ta, sâu hơn nhiều so với khả năng mà công nghệ hiện tại có thể chạm tới được.

Vậy nên các nhà khoa học chủ yếu dựa vào cách quan sát gián tiếp. Các trầm tích tro và bùn cũ thường có thể giúp vẽ ra các mô hình phun trào trong quá khứ. Dựa vào các bằng chứng này, họ có thể biết liệu một ngọn núi lửa có phun trào dung nham hay chỉ phun tro bụi hoặc đá.

Đất đá tại địa phương cũng giúp tháo gỡ những bí ẩn về thời điểm núi lửa phun. Các lớp dung nham hoặc dòng chảy của tro xung quanh ngọn núi lửa có thể giúp xác định thời điểm núi lửa có thể đã phun trào.

Nhiều người chết ở Guatemala do cảnh báo sai?

nui lua phun ap

Anh Boris Rodriguez, 24 tuổi, đang nỗ lực tìm người vợ mất tích sau núi lửa phun - Ảnh: AP

Trong vụ núi lửa Fuego ở Guatemala phun trào vừa qua, nhiều người đau xót khi con số thương vong quá lớn: 69 người chết, hàng trăm người bị thương.

Người phát ngôn Cơ quan thiên tai Guatemala (Conred) David de Leon cho biết họ theo dõi sát sao núi lửa này sau khi nó có dấu hiệu hoạt động vào 6h sáng 3-6 (giờ địa phương) song không phát cảnh báo sơ tán. Đến khoảng 2h chiều cùng ngày, xuất hiện những vụ nổ lớn hơn.

Chẳng mấy chốc dung nham, tro, đá... trào ra, lan nhanh tới các khu dân cư ngay khi cảnh báo sơ tán được phát đi. Lúc này đã không còn kịp nữa.

Theo AP, khi bị người dân chỉ trích, Conred giải thích họ không hề chậm trễ mà vì các nhà khoa học nói với họ rằng hoạt động của núi lửa có xu hướng giảm đi.

Vì sao nhiều núi lửa ‘thức giấc’ gần đây?

TTO - Núi lửa Fuego ở Guatemala, núi lửa Kilauea ở Hawaii, núi lửa Merapi ở Indonesia... lần lượt 'thức giấc' thời gian gần đây. Chuyên gia về núi lửa nói gì?

HIẾU THẢO - MINH ANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp