11/07/2008 03:13 GMT+7

Cô bé nhìn mưa

PHẠM XUÂN NGUYÊN
PHẠM XUÂN NGUYÊN

TT - Lâu rồi mới được đọc một cuốn sách hay, có văn, gợi nhiều cảm xúc và suy nghĩ. Đó là thiên hồi ức của nhà nghiên cứu văn học Pháp Đặng Thị Hạnh, con gái của nhà văn hóa Đặng Thai Mai.

(Hồi ức của Đặng Thị Hạnh, NXB Phụ Nữ)

6nRc3BlN.jpgPhóng to
TT - Lâu rồi mới được đọc một cuốn sách hay, có văn, gợi nhiều cảm xúc và suy nghĩ. Đó là thiên hồi ức của nhà nghiên cứu văn học Pháp Đặng Thị Hạnh, con gái của nhà văn hóa Đặng Thai Mai.
Nghe đọc nội dung toàn bài:

Bà bây giờ đã ở tuổi gần 80, nhưng đọc văn thấy tươi mát, trong trẻo, đôn hậu và ấm áp. Ký ức của một đời người đi xuyên thế kỷ với những người thân trong gia đình - một gia đình mang nhiều nét truyền thống lịch sử và văn hóa của vùng quê xứ Nghệ, với những nhân vật lịch sử của thời đại - được tác giả lọc qua cái nhìn của một cô bé hai, ba tuổi nhìn mưa ở làng Quỳnh.

Cái nhìn đó chiếu rọi qua không gian và thời gian của một đời người, chồng hiện nhiều kỷ niệm và ấn tượng, xâu chuỗi và kết dính chúng lại thành một dòng hồi tưởng và suy niệm về những phận người.

Ở dạng hồi ức, tự truyện, cái khung thời gian và sự kiện là điều người viết không thể tránh. Nhưng tác giả là một người có tâm hồn biết cảm nhận và lưu giữ những ấn tượng bình thường của cuộc sống ngay từ nhỏ, là một người đọc văn chương Pháp từ thiếu thời và lớn lên làm nghề giảng dạy văn chương Pháp ở đại học. Hai phẩm chất này ở một người phụ nữ sống nặng về nội tâm như bà Đặng Thị Hạnh đã tạo nên một bút pháp vừa trong sáng cổ điển, vừa thâm trầm sâu sắc.

Một bút pháp gợi nhớ Đi tìm thời gian đã mất của M. Proust, nhưng ở đây là theo một phong cách rất riêng của Đặng Thị Hạnh, kết hợp khéo léo khả năng phân tích của tư duy phương Tây và dòng cảm xúc liên tưởng của tâm hồn phương Đông. Người đọc được dẫn dắt theo bà trên từng ấn tượng, từng cảm xúc, từng suy tư, hơn là bám vào các biến cố, sự kiện.

Những bóng người thấp thoáng trên các trang sách qua những lời văn soi rọi dưới nhiều cảm nhận để lại nhiều ám ảnh cho người đọc. Chẳng hạn, chỉ một khơi gợi về chị Minh Khai đã hé lộ cho thấy còn cả một vùng bí mật về nhà cách mạng tiền bối này. Hay như khi viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh, tác giả biết lẩy ra một vài chi tiết trong những hồi ức khi Người đến ăn cơm cùng gia đình bố mẹ mình hồi đầu cách mạng, cũng đã rọi chiếu thêm một ánh sáng đẹp vào một chân dung vĩ đại.

Cấu trúc cuốn sách có những chương đan xen, khi cô bé nhìn mưa ngày trước bây giờ thành bà nội bà ngoại viết về những đứa cháu của mình, đó không chỉ là chuyện kế tục thế hệ, mà còn là chuyện vòng xoay cuộc đời đẩy đưa con người trên miên viễn thời gian. Và như vậy đọc Cô bé nhìn mưa là nhập cùng tác giả vào những suy ngẫm dịu dàng, thấm thía về những bí ẩn của cuộc đời, của con người.

PHẠM XUÂN NGUYÊN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp