07/07/2017 16:51 GMT+7

Có 320 triệu đồng có nên đầu tư "sở hữu kỳ nghỉ"?

MINH THÀNH
MINH THÀNH

TTO - Bạn "mua sở hữu kỳ nghỉ, nhận “sở hữu bực mình”. Vậy có 320 triệu bạn sẽ đầu tư vào đâu để vừa đi du lịch thoái mái hàng năm mà quan trọng hơn là tiền không bị mất?

Nói cách khác, khi có trong tay 320 triệu đồng nhàn rỗi, bạn muốn "tiền đẻ ra tiền" nên tìm cách đầu tư. Vậy bạn sẽ nhìn xung quanh và quyết định sẽ mua chứng khoán, đầu tư bất động sản, mua vàng, mua ngoại tệ, hay đơn giản hơn là gửi tiết kiệm ngân hàng?

Nhân sự kiện từ bài báo  Tuổi Trẻ ghi nhận các ý kiến chuyên gia, doanh nhân và những người đang có ý định kiếm tiền về câu chuyện đầu tư tài chính như thế nào để sinh lợi.

Bài đầu tiên xin giới thiệu các phân tích các rủi ro của kiểu đầu tư "sở hữu kỳ nghỉ" và chỉ cần gửi tiền nhà băng cũng có thể đi du lịch được đó đây. 

Sở hữu kỳ nghỉ hay mua suất thành viên?

Ông Phan Xuân Anh, Chủ tịch HĐQT Công ty Du ngoạn Việt, cho rằng hình thức mua sở hữu kỳ nghỉ thực chất là hình thức timeshare có từ lâu tại nước ngoài, được hiểu là việc chia sẻ thời gian sở hữu nghỉ dưỡng tại một căn hộ của khu nghỉ dưỡng.

Người mua mỗi năm được quyền nghỉ miễn phí trong một khoảng thời gian, thường là từ 1-2 tuần với điều kiện là phải báo trước theo quy định tại hợp đồng. Mấy năm gần đây Việt Nam bắt đầu du nhập hình thức này.

Tuy nhiên, theo ông Phan Xuân Anh, nếu nghiên cứu kỹ những điều kiện mà một số công ty cung cấp loại hình dịch vụ này đưa ra, có cảm giác người mua giống như bỏ tiền ra mua suất để trở thành thành viên hơn là mua sở hữu kỳ nghỉ.

“Người mua cũng bị đánh lừa bởi từ ‘sở hữu’. Thực chất đây là một hình thức kinh doanh bất động sản nghỉ dưỡng chỉ mang lại lợi ích cho chủ đầu tư vì chủ đầu tư có thể tận dụng tiền nhàn rỗi của khách hàng trong suốt một thời gian dài để kinh doanh mà quyền sở hữu vẫn thuộc về nhà đầu tư”, ông Phan Xuân Anh phân tích.

Theo ông Xuân Anh, các quảng cáo luôn ghi khách hàng có “quyền sở hữu kỳ nghỉ” “quyền nghỉ dưỡng”… khiến cho không ít người nhầm tưởng mình đang có quyền sở hữu bất động sản vừa có thể đầu tư kinh doanh sinh lợi, "nhưng thực chất khách hàng hoàn toàn không có quyền sở hữu bất động sản".

Hơn nữa, theo ông Xuân Anh, đầu tư vào loại hình này khách hàng phải bỏ ra một khoản tiền thuê phòng đắt gấp nhiều lần mà còn phải chịu rất nhiều ràng buộc trong hợp đồng và chủ đầu tư có thể thay đổi các điều khoản bất kỳ lúc nào.

Đã từng có nhiều trường hợp sau một vài năm hoạt động chủ đầu tư nhận thấy khách hàng hay nghỉ vào những khoảng thời gian nhất định trong năm nên đã thay đổi điều khoản là không nhận khách vào thời điểm đó…

Chưa kể khách hàng còn không thể kiểm soát các loại phí dịch vụ chủ đầu tư đưa ra khi phải gánh chịu các khoản phí duy trì hoạt động, phí quản lý, duy tu liên quan đến dự án bất động sản nghỉ dưỡng… dù mình chẳng có quyền sở hữu.

“Do vậy, theo tôi việc đầu tư mua sở hữu kỳ nghỉ thực chất là một khoản đầu tư sai”, ông Phan Xuân Anh nêu quan điểm.

Gửi ngân hàng mỗi năm cũng có 25,6 triệu đồng

Chuyên gia Bùi Quang Tín cho rằng, ngoài các bất lợi trên, khách hàng mua phải gói sở hữu kỳ nghỉ này còn đối diện với rủi ro là thời gian hợp đồng này quá dài, lên đến 36 năm.

Theo ông Tín, thời gian hợp đồng càng dài thì rủi ro càng lớn “vì không ai biết trước được đến điều gì sẽ xảy ra trong khoảng thời gian đó, chẳng hạn ốm đau, bệnh tật, tai nạn, tuổi già… để còn sống đến ngày đáo hạn.

Đấy là chưa kể đến tình huống công ty bán dịch vụ cho khách hàng có tồn tại đến thời điểm đó hay không vì trong trường hợp công ty không còn tồn tại thì coi như cũng mất trắng khoản tiền đã bỏ ra.

“Trong khi với số tiền này có thể gửi vào ngân hàng, với mức lãi suất huy động phổ biến từ 8%/năm như hiện nay thì mỗi năm người có tiền nhàn rỗi có thể kiếm được khoảng 25,6 triệu đồng”.

Với số tiền này, theo ông Tín, người có tiền có thể đủ để đi du dịch trong nước ở bất kỳ khoảng thời gian nào và ở bất kỳ đâu mà không phải chịu các ràng buộc như trong hợp đồng.

“Điều quan trọng nhất là tiền gốc 320 triệu đồng vẫn còn và khi cần thiết có thế rút ra bất kỳ khi nào. Đó là cách “ăn chắc mặc bền” nhất. Còn trường hợp người tiêu dùng có kiến thức tài chính và chấp nhận rủi ro cao hơn có thể đầu tư vào các kênh khác như chứng khoán, bất động sản…”, ông Tín gợi ý.

MINH THÀNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp