19/04/2018 17:09 GMT+7

Clip 'Obama' nói xấu Trump gây chấn động

NHẬT ĐĂNG - NGUYÊN HẠNH
NHẬT ĐĂNG - NGUYÊN HẠNH

TTO - Hiện đang lan truyền một clip 'cựu tổng thống Barack Obama' nhận xét về bộ phim đình đám Black Panther và nói xấu đương kim tổng thống Donald Trump. Thực hư clip này ra sao?

Bạn có tin cựu Tổng thống Obama nói những điều này? - Video: BUZZFEED

Mới đây, cư dân mạng được xem một video cựu tổng thống Mỹ Barack Obama nói về bộ phim Black Panther và tổng thống đương nhiệm Donald Trump. Hẳn nhiều người phải tin "sái cổ" vì đó là một dạng tuyên bố trước cộng đồng (PSA), có video, có giọng nói rất thật.

Nhưng thực tế, đây hoàn toàn là một sản phẩm dàn dựng, dùng trí tuệ nhân tạo.

Đoạn clip gây chấn động vì nó cho thấy trí tuệ nhân tạo có thể tạo ra một video clip hoàn chỉnh và giống thật đến như vậy.

Công ty sản xuất Peele của Jordan Peele và trang BuzzFeed đã hợp tác để "tạo" ra một đoạn video phát biểu của ông Obama.

Theo tạp chí công nghệ The Verge, Peele và BuzzFeed kết hợp hai sản phẩm trí tuệ nhân tạo (AI) một cũ, một mới: Adobe After Effects và ứng dụng FakeApp có khả năng thay đổi khuôn mặt.

"Obama" trong video ấy thực chất chính là Peele. Nhân vật này học theo ngữ điệu của ông Obama trong các bài phát biểu, diễn lại y chang, và cộng với các công cụ nêu trên để biến bản thân thành Obama trông như thật.

Trang BuzzFeed cũng giải thích về video do họ hợp tác, cho biết phải mất 56 tiếng để "huấn luyện" công cụ trí tuệ nhân tạo sao cho nó có thể bắt chước giống thật nhất.

Quyền năng FakeApp

FakeApp là ví dụ mới nhất cho thấy trí tuệ nhân tạo có thể tạo ra video giả như thật.

Đầu tiên, nó xuất hiện ầm ĩ trên mạng xã hội Reddit như một công cụ để tạo ra phim sex giả, trong đó gắn gương mặt người nổi tiếng vào diễn viên. Từ đó, công cụ này dĩ nhiên trở thành hung thần cho tin tức, vì nó thừa sức bẻ cong sự thật.

Từ trước tới nay, nhiều công cụ đã được làm ra và bị lợi dụng, nhưng giờ đây với trí tuệ nhân tạo toàn bộ tiến trình làm giả trở nên dễ dàng hơn. Hiện tại, hầu như bạn có thể chỉnh sửa hình, video, giọng nói, âm thanh… theo ý. Và lúc đó, thật - giả không thể phân biệt nổi.

Tin tức giả đã, đang, sẽ tiếp tục là vấn nạn của truyền thông - mạng xã hội. Và trong tương lai, thậm chí nó còn khủng khiếp hơn với sự tham gia của trí tuệ nhân tạo. 

Ở chiến tuyến ngược lại, các nhà khoa học cũng tạo ra những công cụ phát hiện trí tuệ nhân tạo làm ra tin giả. 

Nhưng tới lúc này, để không bị hiểu lầm, bản thân người dùng phải trang bị cho mình kỹ năng truyền thông.

Làm sao để nhanh chóng nhận biết tin giả?

TTO - Với hằng ha sa số thông tin thật giả lẫn lộn trên mạng hiện nay, đâu là cách phân biệt tin thật - tin giả?

NHẬT ĐĂNG - NGUYÊN HẠNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp