04/05/2019 10:22 GMT+7

Chuyện Việt Nam của Nhật hoàng Naruhito

PHƯỚC DUYÊN chuyển ngữ
PHƯỚC DUYÊN chuyển ngữ

TTO - LTS: GS Seiichi Kikuchi (Đại học nữ sinh Showa) gửi Tuổi Trẻ bài viết về chuyến thăm Hội An của tân Nhật hoàng Naruhito năm 2009, khi còn là hoàng thái tử.

Chuyện Việt Nam của Nhật hoàng Naruhito - Ảnh 1.

GS Seiichi Kikuchi (thứ hai từ trái sang) giới thiệu về phố cổ Hội An cho hoàng thái tử Naruhito (thứ ba từ trái sang) trong chuyến thăm Việt Nam năm 2009 - Ảnh: NVCC

Nhà vua thứ 126 của Nhật Bản rất quan tâm về lịch sử quan hệ Việt - Nhật.

Thích Hội An

Vào mùa xuân năm 2009, khi tân Naruhito vẫn còn là hoàng thái tử, tôi từng giới thiệu thành phố Hội An, một di sản thế giới của Việt Nam, cho ông ấy.

Khi cùng nhau đi bộ dọc đường Trần Phú, tôi nói với ông ấy về đặc điểm và lịch sử của dãy nhà phố cổ Hội An cũng như mối quan hệ lịch sử với Nhật Bản.

Ông ấy đã rất cảm động khi nhìn những con đường mang đầy dáng vẻ lịch sử. Thời điểm đó, ông ấy đang nghiên cứu về lịch sử giao thông đường thủy nên với tư cách là một học giả, ông ấy rất hào hứng về thành phố Hội An.

Tôi nghĩ là ông ấy rất thích Hội An. Ngoài ra, ông cũng quan tâm đến đồ gốm sứ xuất xứ từ Hội An, đặc biệt là đồ gốm sứ ở thế kỷ 17 của Nhật Bản.

Trong khoảng một giờ, chúng tôi đã đi bộ dạo quanh thành phố Hội An và nói chuyện với nhau rất nhiều. Nhưng kỷ niệm đáng nhớ nhất chính là chúng tôi cùng nói chuyện với người dân phố cổ Hội An và được họ chào đón nồng ấm.

Hội An là thành phố mà nhiều người Nhật từng sinh sống vào thế kỷ 17, vì vậy ông ấy quan tâm đến vấn đề giao lưu trực tiếp giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Quan tâm lịch sử Việt - Nhật

Sau lần gặp ở Hội An, tôi đã đến thăm cung điện, nơi hoàng thái tử Naruhito sống khá nhiều lần. Có những dịp vợ chồng tôi cùng đến.

Chủ yếu chúng tôi thảo luận những câu chuyện về lịch sử. Theo lệ thường, khi những câu chuyện kết thúc, trà và đồ ngọt sẽ được mang ra phục vụ. Khi cùng nhau ăn đồ ngọt, chúng tôi kể cho nhau nghe các câu chuyện cá nhân của mỗi người.

Tháng 12-2010, tôi có lên kế hoạch tổ chức một hội thảo quốc tế tại Đại học nữ sinh Showa và đã mời một số nhà nghiên cứu Việt Nam, trong đó có cố GS Phan Huy Lê, tham dự. Vào thời điểm đó, được sự cho phép của Đông cung (cung điện của thái tử), tôi đã đề nghị hoàng thái tử Naruhito tham dự.

Ngày diễn ra sự kiện, ông ấy đã rất hào hứng lắng nghe phần trình bày bao gồm cả phần diễn thuyết của tôi.

Ông ấy là một nhà sử học chuyên về lịch sử thời Trung cổ và cũng quan tâm đến khảo cổ học. Do đó, ông ấy rất vui khi được giao lưu với các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này. Ông ấy lắng nghe câu chuyện của bất kỳ ai.

Tư thế ngồi thẳng lưng lắng nghe của ông ấy có thể được mô tả là hoàn mỹ trong buổi hội thảo hôm đó. Nói chuyện với ông ấy, tôi cảm nhận rằng Naruhito không chỉ là một nhà nghiên cứu xuất sắc mà còn là một người tốt bụng và chu đáo.

Hoàng thái tử Naruhito lúc đó cũng bày tỏ sự quan tâm sâu sắc đến lịch sử giữa Việt Nam và Nhật Bản trong thời kỳ hiện đại.

Naruhito trở lại Việt Nam, tại sao không?

Thượng hoàng Akihito và tân Nhật hoàng Naruhito đều đã đến thăm Việt Nam. Cả hai dường như đều quan tâm đến Việt Nam.

Vì lý do đó, dù thời đại có thay đổi đi chăng nữa cũng sẽ không có điều gì khác biệt xảy ra.

Các bạn nghĩ sao về lời mời gửi đến Thiên hoàng cho một chuyến thăm chính thức Việt Nam? Tôi nghĩ hoàn toàn có khả năng ngài ấy nhận lời.

Nhật hoàng Naruhito và những điều đầu tiên

TTO - Ngày 1-5, sau lễ tiếp nhận các bảo vật và ấn tín hoàng gia, ông Naruhito chính thức lên ngôi, trở thành nhà vua thứ 126 của Nhật Bản. Đất nước mặt trời mọc bắt đầu một vương triều mới có niên hiệu Lệnh Hòa kể từ lúc này.

PHƯỚC DUYÊN chuyển ngữ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp