07/06/2024 12:36 GMT+7

Chuyển nguồn ngân sách tới hơn 1,1 triệu tỉ đồng, chủ yếu để cải cách tiền lương

Việc chuyển nguồn ngân sách chủ yếu để sử dụng kinh phí thực hiện cải cách tiền lương, là những nguồn lực được chuyển theo quy định.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc - Ảnh: Quochoi.vn

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc - Ảnh: Quochoi.vn

Sáng 7-6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022.

Giải trình làm rõ thêm các nội dung trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho hay việc chuyển nguồn sang năm sau lớn, có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể, số chuyển nguồn ngân sách nhà nước năm 2022 sang năm 2023 hơn 1,1 triệu tỉ đồng.

Chuyển nguồn chủ yếu để cải cách tiền lương

Trong số chuyển nguồn này, kinh phí thực hiện cải cách tiền lương là lớn nhất, với 432.350 tỉ đồng, chiếm 37,7%. Chi đầu tư phát triển 313.165 tỉ đồng, chiếm 27,3%; nguồn tăng thu, tiết kiệm chi 287.374 tỉ đồng, chiếm 25%.

Ngoài ra, các khoản chi dự toán được cấp có thẩm quyền bổ sung sau ngày 30-9 chiếm 1,8%; kinh phí giao tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp, các cơ quan nhà nước chiếm 0,87%...

Theo Bộ trưởng Phớc, số chi chuyển nguồn năm 2022 sang năm 2023 cao chủ yếu do các nguồn lực được chuyển theo quy định. Đặc biệt là nguồn tích lũy qua một số năm để thực hiện cải cách tiền lương.

Ngoài ra ông cho biết việc chuyển nguồn do các đơn vị sử dụng ngân sách không quyết liệt trong triển khai dự toán, nhiều nhiệm vụ không chi hết phải chuyển năm sau thực hiện. Các khoản chi thấp như chi đầu tư là do quy trình triển khai thủ tục đầu tư.

Theo đó, dự toán bội chi ngân sách nhà nước năm 2022 là 442.233 tỉ đồng, quyết toán 293.313 tỉ đồng, bằng 3,07% GDP thực hiện, giảm 148.920 tỉ đồng (33,7%) so với dự toán.

Cho ý kiến, đại biểu Nguyễn Trúc Sơn (đoàn Bến Tre) đánh giá số tăng thu của năm 2022 rất cao, tạo ra nguồn lực để tập trung đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm, nhất là các tuyến đường cao tốc, các tuyến đường liên vùng, những dự án trọng điểm quốc gia và địa phương.

Với số thực chi thấp hơn dự toán, số bội chi ngân sách cũng rất tiết kiệm, chi thấp hơn so với chỉ tiêu Quốc hội giao. Tuy nhiên, trong điều hành ngân sách địa phương, đại biểu Sơn đề nghị cân nhắc việc cho phép sử dụng nguồn thu từ xổ số kiến thiết cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng cơ quan cấp xã trong thời gian tới.

Đại biểu Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh) thì đánh giá nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương tại địa phương có nhu cầu rất lớn nhưng không bố trí được kinh phí để thực hiện, trong khi phải hủy bỏ dự toán ngân sách. Một số chương trình có tỉ lệ giải ngân thấp, cho thấy việc sử dụng ngân sách có nơi chưa hiệu quả, còn lãng phí...

Băn khoăn tỉ lệ giải ngân thấp, nợ xây dựng cơ bản tăng

Phân tích nguyên nhân, theo đại biểu, là do lập dự toán chi ngân sách không sát thực tế, công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự toán và chuẩn bị đầu tư, lập kế hoạch vốn, giao vốn chậm. Việc ban hành văn bản triển khai còn nhiều bất cập; tổ chức thực hiện có nơi còn trì trệ, còn tình trạng cán bộ sợ sai, sợ trách nhiệm...

Trong khi đó, đại biểu Phạm Thị Thanh Mai (đoàn Hà Nội) bày tỏ băn khoăn khi các số liệu còn chưa trùng khớp, đặc biệt là về nợ xây dựng cơ bản. Vì vậy, đại biểu Mai đề nghị cần đánh giá thực trạng một cách toàn diện, đầy đủ nhất về "bức tranh" nợ xây dựng cơ bản.

Dẫn chứng riêng năm 2022 theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, quyết toán đã phát hiện thêm hơn 4.000 tỉ đồng nợ xây dựng cơ bản. Vì vậy đại biểu cho rằng nếu không rốt ráo xử lý vấn đề này, có thể phát sinh nợ mới.

"Qua theo dõi, số nợ xây dựng cơ bản chưa có xu hướng giảm và đã xuất hiện mới. Trong khi các chỉ thị và nghị quyết đã yêu cầu Chính phủ rà soát kỹ lưỡng, đảm bảo đánh giá đầy đủ, toàn diện, đúng thực trạng về tình hình nợ xây dựng cơ bản" - đại biểu Mai nêu.

Giải trình thêm, Bộ trưởng Phớc cho rằng việc huy động nguồn vốn bù đắp bội chi, trả nợ gốc trong năm 2022, điều hành trên cơ sở bám sát tình hình thu, chi, tồn quỹ ngân sách trung ương trong năm (trước thời điểm 31-12).

Ngoài ra việc huy động vốn thấp hơn nhiều so với dự toán được Quốc hội giao, nên không xảy ra tình trạng lãng phí do chi phí vay nợ. Trong đó, tổng nhiệm vụ huy động vốn là trên 613.000 tỉ đồng nhưng số thực huy động đến hết năm 2022 là 270.800 tỉ đồng.

Trong điều hành, Bộ Tài chính cho biết đã sử dụng nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022 để giảm phát hành trái phiếu Chính phủ, sử dụng nguồn ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi để đáp ứng các nhu cầu chi, tiết kiệm chi phí trả lãi vay.

Tiết kiệm được 680.000 tỉ để cải cách tiền lươngTiết kiệm được 680.000 tỉ để cải cách tiền lương

Theo báo cáo của Chính phủ, GDP năm 2023 tăng 5,05%, với quy mô nền kinh tế đạt 430 tỉ USD, bước vào nhóm các nước trung bình cao.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp