26/06/2020 17:04 GMT+7

Chuyển huyết thanh bằng máy bay cứu sống bệnh nhân bị bạch hầu

THU HIẾN
THU HIẾN

TTO - Chiều 26-6, Bệnh viện Quân y 175 (Bộ quốc phòng) cho biết bệnh nhân dương tính với bạch hầu đã khỏi bệnh và sẽ xuất viện trong tuần tới sau 9 ngày điều trị.

Ông Trần Quốc Việt - phó giám đốc Bệnh viện Quân y 175 - chia sẻ về ca bệnh bạch hầu

Ông Trần Quốc Việt - phó giám đốc Bệnh viện Quân y 175 - cho biết ca bệnh dương tính với bạch hầu tại bệnh viện này (khiến 16 người tiếp xúc gần phải cách ly) đã khỏi bệnh sau 9 ngày điều trị.

Theo đó, sau khi bệnh nhân nam (20 tuổi) tại TP.HCM được xét nghiệm dương tính, nơi ở và sinh hoạt của bệnh nhân này đã được xử lý khử khuẩn toàn bộ, không ghi nhận thêm ca mới.

Bác sĩ Phan Bá Hiếu - phụ trách khoa truyền nhiễm Bệnh viện Quân y 175 - cho biết bệnh nhân đến khám ngày 19-6, sau 2 ngày sốt. Bác sĩ khoa tai mũi họng phát hiện giả mạc trong thành họng.

Khoa vi sinh nhận được mẫu bệnh phẩm, lập tức nghi ngờ bệnh bạch hầu nên gửi mẫu sang Viện Pasteur TP.HCM để xét nghiệm. Bệnh viện lập tức cách ly, thực hiện các biện pháp phòng dịch trong bệnh viện, gồm phun khử khuẩn, uống thuốc phòng cho những người tiếp xúc gần với bệnh nhân. 

Ngoài 16 người tiếp xúc tại cơ sở học tập, bệnh viện đã cho 42 nhân viên y tế cách ly, uống thuốc điều trị dự phòng bệnh bạch hầu.

Bệnh nhân được điều trị bằng kháng sinh, huyết thanh kháng độc tố bạch hầu. Loại huyết thanh này hiện nay rất hiếm, không có tại TP.HCM. Bệnh viện lập tức liên hệ với các cơ sở y tế tại Hà Nội chuyển huyết thanh kháng độc tố bạch hầu bằng máy bay vào TP.HCM để kịp cứu sống bệnh nhân.

Hiện tại, sức khỏe của bệnh nhân tốt, hết sưng đau vùng cổ, giả mạc còn ít, lâm sàng ổn, chưa có biến chứng của bệnh bạch hầu.

Chuyển huyết thanh bằng máy bay cứu sống bệnh nhân bị bạch hầu - Ảnh 2.

Khu vực cách ly đặc biệt điều trị bệnh nhân dương tính bạch hầu tại Bệnh viện Quân y 175 - Ảnh: THU HIẾN

Ông Việt cho biết bệnh bạch hầu không phức tạp như COVID-19 nên người dân đừng hoang mang. Bạch hầu xuất hiện rải rác ở một số địa phương tại Việt Nam và do vi khuẩn gây ra, kích thước và khối lượng vi khuẩn nặng gấp 10-20 lần virus gây COVID-19. Bạch hầu chỉ lây khi tiếp xúc giọt bắn trực tiếp hoặc không rửa tay sau khi tiếp xúc.

Bác sĩ Hiếu cho biết biện pháp phòng ngừa hiện nay là tiêm vắcxin cho trẻ dưới 1 tuổi. Sau 5 năm tiêm nhắc lại có thể phòng ngừa trên 90%. 

Bên cạnh đó, nguyên tắc phòng ngừa bạch hầu tương tự bệnh COVID-19: rửa tay, đeo khẩu trang, vệ sinh bề mặt. Khi có triệu chứng sốt, ho, đau họng… cần đi khám bệnh.

Bạch hầu có thuốc điều trị dự phòng. Nếu phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có thể hồi phục tốt. Nhưng nếu phát hiện ở giai đoạn muộn, bệnh nhân có thể gặp biến chứng suy hô hấp, suy tim cấp gây nguy hiểm đến tính mạng.

Làm sao phân biệt bệnh bạch hầu, cách phòng chống? Làm sao phân biệt bệnh bạch hầu, cách phòng chống?

TTO - Cách hiệu quả nhất để phòng tránh bệnh bạch hầu là tiêm vắcxin đủ mũi, đúng lịch; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; giữ cho nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ, có đủ ánh sáng...

THU HIẾN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp