05/01/2022 19:36 GMT+7

Chuyên gia WHO nói về khả năng virus corona và cúm mùa 'bắt tay nhau'

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - Theo chuyên gia Abdi Mahamud của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), một người có thể vừa nhiễm COVID-19 vừa bị cúm mùa tấn công, nhưng cơ chế hoạt động của hai loại này khác nhau nên khó có chuyện kết hợp với nhau.

Chuyên gia WHO nói về khả năng virus corona và cúm mùa bắt tay nhau - Ảnh 1.

Biển yêu cầu giữ khoảng cách để phòng COVID-19 tại Berlin (Đức) - Ảnh: REUTERS

Thông tin từ chuyên gia Mahamud thuộc Nhóm hỗ trợ quản lý sự cố COVID-19 của WHO xuất hiện trong bối cảnh biến thể Omicron đang lây lan nhanh trong mùa cúm ở nhiều nước.

Theo báo Washington Post, Mỹ có thể đối mặt với "twindemic" vào mùa đông này, thuật ngữ ám chỉ số ca COVID-19 nghiêm trọng tăng lên cùng với số ca cúm mùa.

Điều này làm dấy lên một số lo ngại rằng virus gây cúm và virus gây COVID-19 (SARS-CoV-2) có thể kết hợp tạo thành virus nguy hiểm mới.

Việc một người có thể vừa nhiễm COVID-19 vừa nhiễm cúm là hoàn toàn có thể, theo ông Mahamud. Tuy nhiên nguy cơ để hai loại virus này "hợp thể" là "rất nhỏ" vì mỗi loại tấn công cơ thể theo cách khác nhau.

Đây cũng là lý do một số nước như Mỹ kêu gọi người dân vừa tiêm vắc xin COVID-19 vừa tiêm vắc xin cúm với lời đảm bảo rằng hai loại này sẽ không triệt tiêu hiệu quả của nhau.

Cũng liên quan vấn đề liệu có biến thể mới xuất hiện, bà Catherine Smallwood thuộc WHO tỏ ra thận trọng khi cho rằng sự lây lan của Omicron có thể làm xuất hiện biến thể mới nguy hiểm hơn.

Cảnh báo này đi ngược lại với luồng quan điểm cho rằng Omicron là "vắc xin tự nhiên" vì độc lực yếu và chủ yếu ảnh hưởng đến hô hấp trên, ít gây tử vong.

"Omicron càng lây lan rộng sẽ càng nhân lên nhiều hơn và có khả năng tạo ra một biến thể mới. Hiện Omicron có thể gây tử vong, dù ít hơn một chút so với biến thể Delta, song không ai dám chắc biến thể tiếp theo sẽ ra sao", Hãng tin AFP trích lời bà Smallwood nói trong cuộc họp báo ngày 4-1.

Chuyên gia WHO khuyên cách ly 14 ngày

Chuyên gia Mahamud cho rằng nên cách ly 14 ngày dù phần lớn người mắc COVID-19 hiện này đều hết triệu chứng từ 5 - 7 ngày. Tuy nhiên việc cách ly bao lâu có thể tùy vào tình hình mỗi nước. Ông ví dụ ở nước có tỉ lệ lây nhiễm thấp, tức ít người bệnh, chính quyền nên cách ly lâu để hạn chế lây nhiễm.

Ở nước có tỉ lệ lây nhiễm cao, thời gian cách ly nên giảm xuống để tránh quá nhiều người bị cách ly làm gián đoạn các hoạt động kinh tế - xã hội.

WHO: Thêm nhiều bằng chứng Omicron ảnh hưởng đường hô hấp trên, bệnh nhẹ hơn WHO: Thêm nhiều bằng chứng Omicron ảnh hưởng đường hô hấp trên, bệnh nhẹ hơn

TTO - Ngày 4-1, ông Abdi Mahamud, quan chức Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cho biết ngày càng có thêm nhiều bằng chứng cho thấy biến thể Omicron ảnh hưởng đến đường hô hấp trên, gây bệnh nhẹ hơn các biến thể trước đây.

BẢO DUY
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp