12/12/2024 15:54 GMT+7

Chuyên gia quốc tế giúp 3 đại học lớn của Việt Nam đổi mới giáo dục

Các chuyên gia đầu ngành từ dự án Hợp tác đổi mới giáo dục đại học đã hỗ trợ 3 đại học lớn của Việt Nam từng bước trở thành cơ sở giáo dục đại học mang tầm quốc tế.

Chuyên gia quốc tế giúp 3 đại học lớn của Việt Nam đổi mới giáo dục - Ảnh 1.

GS.TS Trần Ngọc Anh - chủ nhiệm dự án PHER (bìa trái) - chuyển giao các tài liệu kỹ thuật của dự án cho lãnh đạo 3 đại học - Ảnh: Đ.N.

Ngày 12-12, dự án Hợp tác đổi mới giáo dục đại học (PHER) do USAID tài trợ đã tổ chức đánh giá kết quả thực hiện dự án giai đoạn 2022-2024.

Đổi mới 4 trụ cột chính

Dự án PHER được thực hiện bởi Đại học Indiana (Mỹ), do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ. PHER kết nối các đối tác và chuyên gia trong và ngoài nước hỗ trợ 3 đại học lớn ở Việt Nam gồm: Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Đà Nẵng thực hiện các hoạt động chiến lược để trở thành cơ sở giáo dục đại học hiện đại.

Dự án tập trung vào 4 trụ cột chính gồm đổi mới quản trị đại học, nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao năng lực nghiên cứu và đổi mới sáng tạo, tăng cường kết nối đại học với doanh nghiệp.

Chuyên gia quốc tế giúp 3 đại học lớn của Việt Nam đổi mới giáo dục - Ảnh 2.

Các chuyên gia trong và ngoài nước đã thảo luận về nâng cao hiệu quả quản trị đại học trong hệ thống giáo dục đại học tại Việt Nam - Ảnh: BTC

Nhiều hoạt động nâng tầm giáo dục đại học

Hơn 2 năm qua, dự án đã triển khai hàng loạt hoạt động ở cả 4 hợp phần trên. Theo đó, hơn 2.000 lãnh đạo, giảng viên, nghiên cứu viên, cán bộ, giảng viên từ ba đại học và 19 trường thành viên được bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, năng lực giảng dạy, năng lực nghiên cứu và phát triển các kỹ năng.

Dự án cũng triển khai hệ thống quản trị theo kết quả (KPI), hệ thống thông tin quản lý (MIS), xây dựng các dashboard phục vụ việc điều hành.

Bên cạnh đó, công tác đảm bảo chất lượng bên trong của các chương trình đào tạo được nâng cao thông qua việc phát triển các quy trình, công cụ, hướng dẫn nhằm đảm bảo các chương trình đào tạo đáp ứng được nhu cầu người học và thị trường lao động, hướng tới phát triển nguồn nhân lực có chất lượng…

Song song đó, đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý chủ chốt của ba đại học được nâng cao năng lực lãnh đạo, học tập mô hình quản trị từ trường Đại học Indiana (Mỹ).

Dự án cũng giúp 620 giảng viên của ba đại học được phát triển chuyên môn giảng dạy thông qua các khóa đào tạo chuyên sâu.

PHER đã giúp các đại học rà soát, chuẩn bị cho 17 chương trình thực hiện kiểm định chất lượng theo chuẩn ASIIN (Hội đồng kiểm định chất lượng chương trình đào tạo các lĩnh vực kỹ thuật, thông tin và khoa học tự nhiên) và ACBSP (Hội đồng kiểm định trường học và chương trình giảng dạy về kinh doanh).

Ba đại học cũng được hỗ trợ nâng cao năng lực nghiên cứu thông qua hoạt động như xây dựng và phát triển các mạng lưới học thuật Việt Nam - quốc tế (gọi tắt là VIAN); cải thiện hệ thống quản lý và hỗ trợ nghiên cứu; triển khai chương trình trao đổi học giả...

GS Trần Ngọc Anh, chủ nhiệm dự án PHER, cho biết: "Với những kết quả đã đạt được, dự án mong muốn đóng góp hiệu quả vào việc thúc đẩy hoạt động đổi mới giáo dục đại học tại Việt Nam, đáp ứng mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế của Việt Nam".

Tại sự kiện, ba đại học đã trao đổi, thảo luận những bài học kinh nghiệm trong thời gian qua và thống nhất những kế hoạch thực hiện trong giai đoạn tới.

Chuyên gia quốc tế giúp 3 đại học lớn của Việt Nam đổi mới giáo dục - Ảnh 4.Đổi mới giáo dục: thi cử và tự chủ đại học

TT - Có thể nói dù còn điểm này điểm khác nhưng phần lớn dư luận xã hội, người dân thời gian qua đã đồng thuận với những quy định đổi mới về thi cử của Bộ GD-ĐT.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp