02/03/2024 18:58 GMT+7

Chuyên gia Pháp: Biến bán đảo Thanh Đa thành công viên sinh thái dọc sông Sài Gòn

Khác với chủ trương hình thành khu đô thị như lâu nay, nhóm nghiên cứu gợi ý biến bán đảo Bình Quới - Thanh Đa thành công viên sinh thái, hạn chế bê tông hóa.

Ông Laurent Perrin, nhà quy hoạch cấp cao của Viện Quy hoạch vùng Paris, Pháp, trình bày phần nghiên cứu về sông Sài Gòn - Ảnh: TIẾN LONG

Ông Laurent Perrin, nhà quy hoạch cấp cao của Viện Quy hoạch vùng Paris, Pháp, trình bày phần nghiên cứu về sông Sài Gòn - Ảnh: TIẾN LONG

Chiều 2-3, Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM tổ chức hội thảo phát triển không gian, chức năng dọc hành lang sông Sài Gòn theo kinh nghiệm của Pháp về sông Seine.

Không bê tông hóa bán đảo Thanh Đa

Tại hội thảo, liên danh tư vấn Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global) và Viện Quy hoạch vùng Paris (IPR) đã trình bày kết quả nghiên cứu, cũng như những ý tưởng ban đầu cho quy hoạch hành lang ven sông Sài Gòn.

Theo đó, chia hành lang dọc sông Sài Gòn từ khu vực phía bắc (huyện Củ Chi - Bến Cát) dọc xuống khu vực phía nam, nơi dòng sông đổ ra biển ở Cần Giờ thành bốn phân khu.

Cùng với đó, đề xuất ý tưởng riêng nhằm tạo nên "dòng chảy cơ hội", động lực phát triển mới cho sông Sài Gòn. 

Tựu trung, ý tưởng chính vẫn tập trung tạo dựng những công viên, mảng xanh để bảo tồn cảnh quan sinh thái và đời sống người dân trước những tổn thương của môi trường, khí hậu. Hướng tới việc người dân TP và du khách sẽ có những trải nghiệm hạnh phúc, cải thiện cuộc sống, tận hưởng sự trong lành từ những không gian xanh, tương tác văn hóa dọc dòng sông.

Tại mỗi không gian phân chia ở các khu vực, theo gợi ý của liên danh tư vấn, sẽ tạo không gian để TP.HCM có thể tổ chức những hoạt động giao lưu văn hóa, những sự kiện lớn thu hút du khách trong và ngoài nước đến TP.HCM. Những khu vực này cũng tạo nền tảng để TP tổ chức những trung tâm triển lãm lớn.

Trong các đề xuất cho từng phân khu, đáng chú ý là ý tưởng biến khu vực bán đảo Bình Quới - Thanh Đa (phân khu 3) thành công viên đa chức năng.

Tận dụng không gian mở của khu vực này để tạo ra không gian sinh thái tự nhiên phạm vi 200ha/427ha (trong phạm vi quy hoạch lâu nay - PV), quy hoạch theo hướng tôn trọng và giữ gìn đặc tính địa chất, địa mạo, nét đặc thù khu vực.

Theo đó, bảo tồn bán đảo theo hiện trạng, để nước từ sông Sài Gòn xâm nhập càng nhiều càng tốt và không xây dựng quá nhiều đường trên bề mặt hay bê tông hóa bán đảo. 

Tương lai khu vực bán đảo sẽ có nhiều khu vực ngập và TP sẽ làm tuyến cáp treo, cầu đi bộ để duy trì giao thông với bên ngoài.

Tạo nhiều công viên nổi dọc sông

Cảnh hoang sơ của bán đảo Thanh Đa nhìn từ khu Thảo Điền, TP. Thủ Đức - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Cảnh hoang sơ của bán đảo Thanh Đa nhìn từ khu Thảo Điền, TP. Thủ Đức - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ở các phân khu khác, nhóm nghiên cứu cũng hướng tới việc xây dựng chiến lược quy hoạch ngăn sự xâm lấn của đô thị, tạo nhiều công viên, không gian xanh bảo vệ đời sống người dân và tăng cường bản sắc, di sản cho dòng sông.

Tại phân khu 1 (Củ Chi đến ranh giới TP.HCM - Tây Ninh) sẽ bảo tồn, xây dựng những công viên lớn cấp quốc gia dọc bờ sông Sài Gòn. Đồng thời, cung cấp điều kiện phát triển nông nghiệp công nghệ cao, ngăn chặn sự xâm lấn của phát triển đô thị.

Tại phân khu 2 (cầu đường sắt đến cầu Thủ Dầu Một), được nhóm nghiên cứu xem như "viên ngọc quý", và gợi ý nên xây dựng khu vực phát triển nông nghiệp của TP.HCM. Tạo ra một khu vực phát triển nông nghiệp, phát triển nhà vườn, trồng cây ăn trái... để du khách, người dân TP có thể tham gia hoạt động dã ngoại, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

Trong khi đó, tại không gian dọc dòng sông ở phân khu 4 (khu trung tâm đến Cần Giờ) sẽ có những ý tưởng quy hoạch tạo nên diện mạo mới, hình thành những trung tâm đổi mới, sáng tạo.

Do hành lang dọc sông khu vực này có đặc điểm phức tạp nên nhóm nghiên cứu chia thành bốn tiểu khu nhỏ để có những gợi ý về quy hoạch không gian phát triển riêng.

Trong đó tạo lập những công viên nổi với những đảo nổi, khu vườn nổi, mở thêm các dịch vụ, cầu bộ hành để kết nối, hàn gắn hai bờ sông quận 1 và TP Thủ Đức; biến hành lang sông phía quận 4 thành khu phức hợp giữa văn hóa, giải trí, sáng tạo. 

Đoàn chuyên gia Pháp và sở ngành TP.HCM khảo sát sông Sài GònĐoàn chuyên gia Pháp và sở ngành TP.HCM khảo sát sông Sài Gòn

Chiều 18-4, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM Trần Quang Lâm đại diện cho phía TP.HCM đã dẫn đoàn chuyên gia, doanh nghiệp Pháp lên tàu của Saigon Waterbus tham quan, khảo sát sông Sài Gòn.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp