24/06/2021 06:48 GMT+7

Chuyên gia ở Úc: Khó so sánh được 'vắc xin nào tốt hơn'

HOÀNG DUY LONG
HOÀNG DUY LONG

TTO - Có nhiều lý do khiến rất khó so sánh hiệu quả các loại vắc xin ngừa COVID-19. Do đó, vắc xin tốt nhất là "loại có sẵn mà bạn có thể tiêm ngay bây giờ".

Chuyên gia ở Úc: Khó so sánh được vắc xin nào tốt hơn - Ảnh 1.

Nhân viên y tế Ấn Độ được tiêm vắc xin tại Koraput (bang Odisha) - Ảnh: REUTERS

Hai nhà nghiên cứu sau tiến sĩ Wen Shi Lee và Hyon Xhi Tan tại Viện nghiên cứu Peter Doherty về bệnh nhiễm và miễn dịch (Úc) đánh giá rất khó trả lời câu hỏi vắc xin nào tốt nhất.

Điều kiện thử nghiệm khác nhau

Các cơ quan quản lý y tế thường căn cứ kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 làm cơ sở phê duyệt vắc xin ngừa COVID-19.

Thử nghiệm được tiến hành với hàng chục ngàn người. Hiệu quả đạt được trong thử nghiệm rất khác nhau.

Ví dụ vắc xin của Pfizer/BioNTech (Mỹ) đạt hiệu quả ngăn ngừa các triệu chứng là 95%, còn vắc xin của AstraZeneca (Anh) đạt từ 62-90% tùy chế độ dùng thuốc.

Nếu so sánh kết quả thử nghiệm sẽ rất phức tạp bởi thử nghiệm diễn ra ở nhiều địa điểm và thời gian khác nhau.

Điều này có nghĩa tỉ lệ lây nhiễm trong cộng đồng, các biện pháp y tế đã áp dụng và vai trò kết hợp của các biến thể rất khác nhau.

Những người tham gia thử nghiệm cũng khác nhau về độ tuổi, dân tộc, bệnh tiềm ẩn.

Chuyên gia ở Úc: Khó so sánh được vắc xin nào tốt hơn - Ảnh 2.

Vắc xin theo chương trình COVAX được chuyển đến Mogadishu (Somalia) vào tháng 3-2021 - Ảnh: AP

Nghiên cứu so sánh hai loại vắc xin

Vậy có thể so sánh kết quả của những người nhận loại vắc xin A với những người nhận loại vắc xin B trong cùng một thử nghiệm.

Trong thử nghiệm này, cách đo lường hiệu quả, thành phần tham gia và mọi yếu tố khác đều như nhau.

Thử nghiệm như thế đang được tiến hành ở Anh nhằm so sánh hai loại vắc xin của AstraZeneca và Valneva. Giai đoạn 3 thử nghiệm ​​sẽ kết thúc vào cuối năm nay.

Trong khi chờ đợi kết quả thử nghiệm, chúng ta có thể tham khảo hiệu quả của vắc xin trên thực tế tại các nước đã triển khai các loại vắc xin khác nhau trong cùng một cộng đồng.

Kết quả ghi nhận cho thấy như ở ​​Anh, hai loại vắc xin của Pfizer/BioNTech và AstraZeneca đều đạt hiệu quả như nhau, cùng đáng tin cậy trong ngăn ngừa mắc triệu chứng, nhập viện và tử vong.

Bởi vậy kết quả thử nghiệm lâm sàng không phải lúc nào cũng giống thực tế.

Chiến lược kết hợp nhiều loại vắc xin

Do khả năng miễn dịch suy giảm tự nhiên sau khi tiêm, định kỳ cần phải tiêm nhắc lại.

Nghiên cứu đầy hứa hẹn từ Tây Ban Nha cho thấy vắc xin kết hợp nhiều loại vẫn an toàn và có thể kích hoạt đáp ứng miễn dịch rất mạnh.

Đây có lẽ là chiến lược khả thi để duy trì hiệu quả vắc xin cao trong thời gian dài.

Nói cách khác, vắc xin tốt nhất trên thực tế có thể là sử dụng kết hợp nhiều loại vắc xin.

Để đối phó với các biến thể, các công ty dược như Moderna đã nghiên cứu vắc xin tiêm nhắc lại chống từng biến thể riêng.

Vì vậy, dù vắc xin đạt hiệu quả cao trong thử nghiệm, loại vắc xin đó chưa chắc đã tốt nhất trong bảo vệ chống biến thể.

Chuyên gia ở Úc: Khó so sánh được vắc xin nào tốt hơn - Ảnh 3.

Phần lớn các nước EU đã phê duyệt xác nhận tiêm vắc xin phiên bản điện tử để thúc đẩy du lịch - Ảnh: schengenvisainfo.com

Có sẵn cứ việc dùng ngay

Thật ra dù có xác định vắc xin tốt nhất chúng ta cũng không có lựa chọn vì phần lớn sẽ được tiêm loại vắc xin có sẵn theo khuyến nghị của cơ quan y tế.

Vỉ vậy theo đánh giá của Wen Shi Lee và Hyon Xhi Tan trên trang web The Conversation, vắc xin tốt nhất chính là loại vắc xin có sẵn vì giúp ngăn ngừa mắc COVID-19, giảm lây lan và giảm nguy cơ mắc bệnh nặng.

Xét theo mục đích đó thì mọi loại vắc xin đều tốt nhất.

Với các biến thể virus đáng lo ngại, nguồn cung vắc xin không ổn định, khả năng bùng phát dịch ở nhiều khu vực và phản ứng của nhiều nước khác nhau, chờ đợi một loại vắc xin hoàn hảo là tham vọng khó đạt được.

Kiến nghị cấp phép khẩn cho vắc xin Việt Nano Covax Kiến nghị cấp phép khẩn cho vắc xin Việt Nano Covax

TTO - Công ty cổ phần công nghệ sinh học dược Nanogen, một trong bốn đơn vị sản xuất vắc xin ngừa COVID-19 của Việt Nam, vừa có văn bản kiến nghị Thủ tướng về việc xin cấp phép khẩn cấp cho vắc xin Nano Covax.

HOÀNG DUY LONG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp