Bạn trẻ uống bia tại một bữa tiệc - Ảnh: QUANG ĐỊNH
* Mới đây TP.HCM dự kiến sẽ tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia rượu do được hưởng cơ chế đặc thù đã được Quốc hội phê duyệt. Ông nghĩ việc tăng này có hợp lý?
- Thuế là chính sách bắt buộc thực hiện phải tuân thủ. Tuy nhiên, nếu quy định này áp dụng không giống nhau giữa các địa phương, liên quan quyền lợi giữa các chủ thể phải xem xét thận trọng.
Vì hiến pháp quy định quyền tự do kinh doanh gắn theo sự công bằng, cho nên nếu kinh doanh tại TP.HCM, người ta phải nộp thuế nhiều hơn so với TP khác thì đó là đối xử chưa công bằng với người dân, doanh nghiệp TP.HCM, vì họ có thể bị ảnh hưởng đến khả năng kinh doanh.
Hai nữa là khi đưa ra chính sách thuế như vậy phải có lý do tại sao lại đánh với bia rượu ở TP.HCM cao hơn? Tôi chưa thấy lý do hợp lý ở việc này.
Nếu dựa trên cơ chế đặc thù, TP được hưởng ngân sách từ thu thuế để giữ lại đầu tư, cần xem xét thu thuế ấy cho mảng gì. Tức là phải xem xét từng mảng đó, chứ không phải cứ có cơ chế đặc thù là áp dụng thoải mái tự do được.
tôi nghĩ không phải là "đặc thù" hay đặc sản của TP.
Đặc biệt với chính sách thuế, nguyên tắc là phải đảm bảo sự bình đẳng với các chủ thể kinh doanh. Với áp thuế như vậy, doanh nghiệp TP.HCM sẽ bị phân biệt đối xử với doanh nghiệp ở địa phương khác, mà không có lý do hợp lý, làm họ mất hoặc hạn chế đi quyền kinh doanh.
Luật sư Fushihara Hirota - Ảnh: N.AN
* TP.HCM chiếm tới 50% ngân sách mà ngành bia rượu đóng góp cho cả nước là rất có lợi thế, thưa ông?
- Tôi cảm thấy chỉ cơ quan chức năng đưa ra lý do hợp lý là đánh thuế để dễ thu hơn, tức đánh vào thuế thì dễ lấy thuế, nhưng đây không phải là biện pháp phù hợp vì thuế là quyền sinh tồn kinh doanh của người dân. Nhật Bản không làm như vậy.
Cần xem lại nguồn thuế đó sử dụng mục đích gì?
Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu bia là để hạn chế tiêu dùng, nhưng nếu thêm mục đích để TP được hưởng cơ chế đặc thù thì phải dựa trên đặc thù của TP, những lợi thế riêng để có thể thu được thuế, từ đó sử dụng trở lại cho đầu tư công cộng, xây dựng hạ tầng, với mục đích cá biệt cho TP.HCM mới hợp lý.
* So với Nhật Bản, mức thuế tiêu thụ đặc biệt 65% đối với bia tại Việt Nam là cao hay thấp?
- Cao hay không là tương đối thôi. Ở Nhật Bản thuế suất cho rượu được tính theo nguyên tắc độ cồn cao thì thuế cao, đánh thuế theo số tiền nhất định trên khối lượng. Ví dụ độ cồn dưới 22% thì thuế 1.200 USD/kg, và độ cồn cao lên một độ thì tăng thêm 100 USD.
Quy định rất chi tiết và tỉ mỉ từng sản phẩm, tùy vào tính chất tác động của sản phẩm lên sức khỏe con người.
* Theo ông, giải quyết bài toán của TP.HCM với cơ chế đặc thù gắn với tăng thuế bia rượu thế nào?
- Để tạo ra cơ chế đặc thù, cần dựa trên hoàn cảnh đặc thù địa phương, thực tế địa phương, phát triển cái gì đó là đặc thù của địa phương như du lịch.
Nếu áp dụng thì vẫn dựa trên mức hiện nay, sau đó điều tiết Nhà nước thu và trung ương giữ bao nhiêu còn lại cho địa phương mới hợp lý. Hoặc nên lựa chọn những ngành mang tính đặc thù, là lợi thế của TP, gắn với TP để phục vụ cho lợi ích đặc thù mới phù hợp.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận