Dinh dưỡng là vấn đề quan trọng hàng ngày nên người dân không nên chủ quan. Ảnh: Eco
Điều đó có thể liên quan đến tỷ lệ bệnh tật, tử vong vì bệnh tăng cao và tầm vóc thấp lùn thuộc top đầu thế giới.
Hiểu đúng khám dinh dưỡng, vận động để không chủ quan
Theo PGS.TS.BS Lê Bạch Mai - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Giám đốc Y khoa Nutrihome miền Bắc, đa số người dân đều nghĩ rằng chỉ có trẻ em mới cần khám dinh dưỡng, thậm chí, chỉ những trẻ nào biếng ăn, gầy còm hay người lớn suy nhược cơ thể mới khám dinh dưỡng. "Điều này hoàn toàn sai lầm", PGS.TS.BS Lê Bạch Mai nói.
Cụ thể, PGS.TS.BS Lê Bạch Mai cho rằng chế độ dinh dưỡng, vận động có ảnh hưởng quyết định đến sức khỏe, nguy cơ bệnh tật… của mỗi người. Tuy nhiên, người dân sẽ rất khó biết được chế độ dinh dưỡng, vận động hàng ngày của mình đã phù hợp với thể trạng, bệnh lý hay thậm chí có tiềm ẩn sai lầm gì hay không.
Việc phát sinh các bệnh lý liên quan đến dinh dưỡng, vận động là một quá trình, do đó, khám dinh dưỡng, vận động không phải chỉ được thực hiện khi cơ thể đang mắc bệnh mà cần tiến hành định kỳ để chủ động đánh giá, tầm soát, có những điều chỉnh kịp thời nhằm bảo vệ sức khỏe toàn diện.
Tại Việt Nam, việc khám sàng lọc y học vận động thậm chí còn thiếu quan tâm hơn, trong khi tỷ lệ bệnh tật, bất thường liên quan đến cơ xương khớp hay các rủi ro khi tập luyện… rất cao. Ví dụ ở trẻ em, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo 100% trẻ em cần được tầm soát dị tật, bất thường cơ xương khớp ít nhất một lần trước tuổi đi học.
"Hơn lúc nào hết, người dân Việt Nam cần đặc biệt quan tâm và biến thói quen khám dinh dưỡng, vận động trở thành nhu cầu tất yếu, thường xuyên", PGS Lê Bạch Mai nhấn mạnh. Thông qua khám dinh dưỡng, vận động, các bác sĩ sẽ đánh giá chính xác tình trạng, thói quen dinh dưỡng, vận động của một người, ví dụ cơ thể có đang thiếu hoặc thừa chất gì không, có gặp bệnh lý gì liên quan đến dinh dưỡng, vận động không, thói quen ăn uống, vận động đã phù hợp chưa....; từ đó, đưa ra chỉ định về chế độ dinh dưỡng vận động khoa học, đáp ứng đúng chỉ định điều trị hoặc theo từng nhu cầu cụ thể của người bệnh.
4 giai đoạn vàng cần khám dinh dưỡng, vận động
Mặc dù tất cả mọi người đều cần khám dinh dưỡng, vận động, theo các chuyên gia, dưới đây là 4 nhóm đối tượng/giai đoạn không thể không thực hiện việc này:
- Mang thai: Theo PGS Bạch Mai, dinh dưỡng trong thai kỳ quyết định rất lớn đến sức khoẻ của mẹ lẫn thai nhi và em bé sau khi chào đời. Đối với mẹ, dinh dưỡng tốt giúp mẹ có sức khoẻ và sức đề kháng tốt, không bị thiếu dưỡng chất để nuôi thai nhi đạt chuẩn, giảm nguy cơ mắc một số tai biến sản khoa hoặc các bệnh lý dễ gặp trong thai kỳ... Đối với con, dinh dưỡng của mẹ bầu tốt giúp phòng tránh suy dinh dưỡng thai nhi, phòng ngừa nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh (tim bẩm sinh, dị tật ống thần kinh…), đồng thời phát triển chiều cao, cân nặng và trí não toàn diện.
Phụ nữ mang thai là đối tượng cần khám dinh dưỡng từ sớm. Ảnh: Eco
- Trẻ em và tuổi dậy thì: Trẻ em bao gồm trẻ sơ sinh, trẻ nhũ nhi, trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên là những đối tượng có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng, biếng ăn, thấp còi…, nếu không được can thiệp sớm sẽ tạo thói quen xấu và ảnh hưởng đến cả cuộc đời của trẻ. Rất nhiều yếu tố như chiều cao, trí thông minh, nguy cơ bệnh tật… của trẻ được quyết định lớn ở giai đoạn những năm đầu đời và ở tuổi dậy thì, trong đó dinh dưỡng và vận động giữ vai trò quan trọng.
- Đang hoặc có nguy cơ mắc bệnh mạn tính: Các bệnh mạn tính nguy hiểm bao gồm tiểu đường, ung thư, bệnh tim mạch, tăng huyết áp, bệnh thận, bệnh gan… là những bệnh có liên hệ mật thiết với dinh dưỡng và vận động. "Dinh dưỡng đúng, vận động khoa học sẽ giúp kiểm soát, ngăn chặn bệnh tiến triển. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, nhờ dinh dưỡng, vận động tốt mà người mắc bệnh mạn tính không cần phải dùng thuốc", PGS Bạch Mai khẳng định.
- Nhu cầu tập luyện, tăng cân, giảm cân: Đây là những đối tượng càng không thể không quan tâm đến việc khám dinh dưỡng, vận động. Việc tuân thủ đúng các chỉ định về dinh dưỡng, vận động khoa học không chỉ giúp quá trình tập luyện, tăng cân, giảm cân nhanh chóng đạt mục tiêu, mà còn tầm soát, phòng tránh được các rủi ro có thể xảy ra gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, thậm chí tính mạng.
Những người hay vận động cần được hướng dẫn và tầm soát các rủi ro bởi chuyên gia. Ảnh: Eco
Theo Ths.BS Bùi Ngọc An Pha, Giám đốc Y khoa Hệ thống Phòng khám Nhi - Dinh dưỡng - Y học Vận động - Xét nghiệm Nutrihome, người Việt Nam nói chung hay ăn uống và tập luyện tự phát theo thói quen hoặc tự tìm kiếm trên internet. Các thông tin đó có thể đúng và được áp dụng chung ở mức nhất định. Tuy vậy, có rất nhiều thông tin chưa được kiểm chứng khoa học, có thể gây nguy hiểm cho người thực hiện. Đồng thời, để đạt hiệu quả tối ưu và an toàn, người dân cần những phác đồ, chỉ định cá thể hoá, phù hợp cho từng trường hợp cụ thể.
Việc khám dinh dưỡng, vận động ngày nay còn đòi hỏi phải có sự ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại, không thể đánh giá chung chung. Nhiều người dân có tâm lý chán nản, không muốn khám, điều trị dinh dưỡng hay luyện tập, là do chưa nhìn thấy hiệu quả của quá trình điều trị.
Nguyên nhân có thể là do trước đây, ngành dinh dưỡng và y học vận động còn thiếu thiết bị chuyên dụng và chưa phổ biến việc dựa trên các kết quả cận lâm sàng (xét nghiệm, siêu âm, X-quang…) nên quá trình chẩn đoán, điều trị còn nhiều khó khăn.
"Để khắc phục các hạn chế này, tại Việt Nam hiện nay, Nutrihome đầu tư lớn về hệ thống trang thiết bị hiện đại, chuyên dụng cho ngành dinh dưỡng và y học vận động, nhiều thiết bị lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam", Ths.BS Bùi Ngọc An Pha cho biết.
Máy xét nghiệm thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ tại Nutrihome. Ảnh: Eco
Ths.BS An Pha, đơn vị này còn có các loại máy như máy sắc ký lỏng hiệu năng cao UPLC định lượng nồng độ vi chất ở mức thấp nhất (nanogram/ml), giúp phát hiện và điều trị sớm tình trạng thiếu vitamin A, D, E, K, B, C...; máy xét nghiệm sinh hóa - miễn dịch thế hệ mới Cobas 6000 giúp phát hiện và điều chỉnh sự mất cân bằng điện giải, khoáng chất; máy xét nghiệm thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ, làm cơ sở điều trị tăng cường sữa mẹ; máy phân tích thành phần cơ thể InBody 770 xác định thành phần cơ thể, cảnh báo các chỉ số như diện tích mỡ nội tạng, phần trăm mỡ trong cơ thể, tỷ lệ mỡ từng phần…; máy tập áp lực kế - đo tốc độ, phục hồi chức năng thế hệ mới Ergoselect 200 với tính năng đo áp suất kiểm tra ECG, đo huyết áp tự động, quản lý quá trình tập luyện bằng thẻ chip ưu việt…
"Chúng tôi tự hào là đơn vị tiên phong tại Việt Nam có khả năng đáp ứng tốt yêu cầu về khám dinh dưỡng, vận động cho mọi độ tuổi, với sự hỗ trợ của các thiết bị, máy móc chuyên dụng hiện đại bậc nhất; phác đồ toàn diện, khoa học từ khám, chẩn đoán, chỉ định điều trị đến tư vấn thực đơn, bài tập cá thể hoá, phù hợp với từng đối tượng", Ths.BS Bùi Ngọc An Pha khẳng định.
HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM NHI - DINH DƯỠNG - Y HỌC VẬN ĐỘNG - XÉT NGHIỆM NUTRIHOME * Tại TP.HCM: - Nutrihome Hoàng Văn Thụ: Số 198 Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận (bên cạnh Khách sạn Tân Sơn Nhất) - Nutrihome Cantavil: Lầu 1 TTTM Cantavil An Phú, số 01 đường Song Hành, xa lộ Hà Nội, P.An Phú, Q.2, TP.HCM - Nutrihome Quận 12: Số 8 đường Trung Mỹ Tây 2A, khu phố 5, P.Trung Mỹ Tây, Q.12, TP.HCM - Nutrihome Bình Chánh: Tầng 2 cao ốc Saigon Mia, số 9A chung cư cụm III, IV - Khu dân cư Trung Sơn, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM * Tại Hà Nội: - Nutrihome Icon4 Cầu Giấy: Số 3 Cầu Giấy, P.Láng Thượng, Q.Đống Đa (bên cạnh Đại học Giao thông Vận tải) - Nutrihome Hà Đông: Tầng 3 Tòa nhà New SkyLine, Lô CC2, Khu đô thị mới Văn Quán - Yên Phúc, P.Văn Quán, Q.Hà Đông, Hà Nội - Nutrihome Trường Chinh: 180 Trường Chinh, P.Khương Thượng, Q.Đống Đa, Hà Nội Thời gian làm việc: Thứ 2 đến Chủ nhật, từ 7h00 - 17h00 (không nghỉ trưa) Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám: 1900 633 599 Fanpage Nutrihome - Trung tâm Dinh dưỡng - Y học Vận động Website: www.nutrihome.vn |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận