24/09/2022 16:30 GMT+7

Chuyển đổi nông nghiệp xanh, càng chần chừ chi phí càng cao

CHÍ HẠNH
CHÍ HẠNH

TTO - Đó là khẳng định của bà Carolyn Turk - giám đốc quốc gia của Ngân hàng Thế giới (WB) - tại hội nghị ‘Chống chịu khí hậu tổng hợp và phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long’, hướng tới nền nông nghiệp xanh tại Việt Nam.

Chuyển đổi nông nghiệp xanh, càng chần chừ chi phí càng cao - Ảnh 1.

Bà Carolyn Turk - giám đốc quốc gia của Ngân hàng Thế giới - phát biểu tại hội thảo - Ảnh: CHÍ HẠNH

Ngày 24-9, tại TP Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức hội nghị "Chống chịu khí hậu tổng hợp và phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long", đồng thời công bố bản báo cáo của WB về hướng tới "chuyển đổi nông nghiệp xanh ở Việt Nam, chuyển sang mô hình lúa gạo carbon thấp".

Hội thảo thu hút nhiều cơ quan, ban ngành trung ương và các tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tham dự, đóng góp ý kiến.

Bà Carolyn Turk - giám đốc quốc gia của WB tại Việt Nam - nhấn mạnh vai trò của Chính phủ về sự lãnh đạo và cam kết mạnh mẽ trong việc thúc đẩy phát triển bền vững, nâng cao khả năng chống chịu khí hậu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Chuyển đổi nông nghiệp xanh, càng chần chừ chi phí càng cao - Ảnh 2.

Bà Carolyn Turk - giám đốc quốc gia của WB tại Việt Nam - trao bản báo cáo mới cho ông Lê Minh Hoan - bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Ảnh: CHÍ HẠNH

Bà đánh giá cao nghị quyết 120 đã đạt được cột mốc đột phá, đánh dấu sự khởi đầu từ cách tiếp cận phòng thủ khí hậu thường thấy để hướng tới mô hình chủ động sống chung với thiên nhiên. 

Qua sự kiện này, WB đã công bố bản báo cáo mới về thúc đẩy chuyển đổi nông nghiệp carbon thấp ở Việt Nam, tập trung vào lĩnh vực lúa gạo với tiêu đề "Hướng tới chuyển đổi nông nghiệp xanh ở Việt Nam, chuyển sang mô hình lúa gạo carbon thấp".

Báo cáo gợi ý Việt Nam có thể chuyển đổi ngành lúa gạo bằng việc cắt giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện hiệu quả sử dụng tài nguyên và tăng sản lượng, tăng cường khả năng chống chịu và đa dạng hóa sản xuất.

Việc chuyển đổi này đòi hỏi đầu tư đáng kể và cải cách chính sách lớn để điều chỉnh các biện pháp khuyến khích cũng như phối hợp hành động của các bên liên quan ở tất cả các cấp.

Bà Carolyn Turk nhấn mạnh: ngành nông nghiệp dù đạt rất nhiều thành tựu vẫn là nhân tố đóng góp quan trọng vào việc phát thải khí nhà kính ở Việt Nam. Do đó, đã đến lúc bắt buộc phải chuyển đổi sang phương thức canh tác carbon thấp hơn.

"Càng chần chừ lâu chi phí sẽ càng cao. Kinh nghiệm cho thấy chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh thông qua phân bổ đầu tư công một cách chiến lược và tăng cường môi trường thuận lợi cho sự tham gia của khu vực tư nhân trong lĩnh vực nông nghiệp xanh và hiện đại" - bà nói.

Ông Lê Minh Hoan - bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - cho rằng để phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long trở thành trung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững, năng động và hiệu quả cao của quốc gia, khu vực và thế giới thì phải phát triển các sản phẩm chủ lực.

Để làm được, các địa phương trong vùng cần thay đổi tư duy theo hướng mở, chung tay phát triển vì một đồng bằng bền vững, thịnh vượng. Để sử dụng nguồn lực hiệu quả, các địa phương cần nhìn rõ đây là vấn đề chung của vùng, chứ không phải riêng của một tỉnh nào.

"Cần phải sẵn lòng thay đổi, chủ động thay đổi, hướng đến nền nông nghiệp xanh, canh tác lúa phát thải carbon thấp" - ông Hoan đề nghị.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Bộ trưởng Lê Minh Hoan: 'Chiến lược nông nghiệp tiếp cận xu thế tiêu dùng xanh'

TTO - Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, chiến lược nông nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 sẽ tiếp cận dòng chảy, xu thế tiêu dùng của nền kinh tế toàn cầu, xu thế tiêu dùng xanh của thế giới.

CHÍ HẠNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp