31/01/2024 17:16 GMT+7

Chuyện chưa kể về tấm căn cước 'rồng xanh'

Thời kháng chiến chống Mỹ, có một công việc thầm lặng để 'hợp pháp hóa' cho các đồng đội hoạt động an toàn trong vùng địch kiểm soát. Đó là nghề "làm quận trưởng", hay còn gọi là nghề làm, cấp thẻ căn cước 'rồng xanh'.

Từ trái qua: Giao liên Trần Thị Yến Ngọc (Thu Bà Điểm), "Quận trưởng" Lâm Quốc Dũng (Dũng râu), thư ký Nguyễn Thị Phương nhớ lại quá trình chiến đấu của mình tại Quân khu Sài Gòn - Gia Định - Ảnh: HỒ LAM

Từ trái qua: Giao liên Trần Thị Yến Ngọc (Thu Bà Điểm), "Quận trưởng" Lâm Quốc Dũng (Dũng râu), thư ký Nguyễn Thị Phương nhớ lại quá trình chiến đấu của mình tại Quân khu Sài Gòn - Gia Định - Ảnh: HỒ LAM

Sáng 31-1, tại Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định đã diễn ra buổi giao lưu chuyên đề Câu chuyện từ những tấm thẻ căn cước

Sự kiện là cơ hội để ông Lâm Quốc Dũng - "quận trưởng" cánh vũ trang, bà Nguyễn Thị Phương - thư ký của tư lệnh Trần Hải Phụng, bà Trần Thị Yến Ngọc -  giao liên cho phó tư lệnh Nguyễn Đức Hùng kể về tấm căn cước 'rồng xanh' và quá trình chiến đấu của mình ngay trong chiến khu Sài Gòn - Gia Định.

Tấm căn cước khó làm giả

Để chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, lực lượng tập trung về quân khu Sài Gòn - Gia Định tập huấn, chuẩn bị chiến đấu rất nhiều. 

Các cửa ngõ xung quanh Sài Gòn như: Trảng Bàng, Tây Ninh... đều có trạm gác, và để lọt qua được là cả một vấn đề vì cần có giấy tờ xác định nhân thân. 

Ông Lâm Quốc Dũng (Dũng râu) là người đã tạo ra "vỏ bọc hoàn hảo" cho hàng trăm cán bộ, chiến sĩ hoạt động an toàn và công khai trong lòng địch bằng cách làm giả những tờ căn cước.

Theo ông, lúc này việc làm "giấy tờ giả" rất dồn dập, gấp rút. Ông Dũng chia sẻ: 

"Quân khu cần tập trung khoảng 200 quân, vừa phục vụ vừa trực tiếp chiến đấu. Đa số họ đều không có giấy tờ và không thể vào thành phố tác chiến. Vì vậy, tôi phải làm sao để họ có giấy tờ trước Tết để kịp tập kết chiến đấu".

Sau đó, ông Dũng râu đã làm "giả giấy tờ" cho đồng đội, nhiệm vụ của ông trót lọt. 

Ông Dũng râu và bộ đồ nghề "bất ly thân" gồm những vật dụng như: dao khắc, compa, cây bút, con dấu, thước kẻ… giúp ông làm giả căn cước mới của quân thù. Bộ dụng cụ đã được ông gửi tặng cho Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định - Ảnh: HỒ LAM

Ông Dũng râu và bộ đồ nghề "bất ly thân" gồm những vật dụng như: dao khắc, compa, cây bút, con dấu, thước kẻ… giúp ông làm giả căn cước mới của quân thù. Bộ dụng cụ đã được ông gửi tặng cho Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định - Ảnh: HỒ LAM

Sài Gòn - Gia Định trở thành trọng điểm thứ nhất của cuộc chiến Tết Mậu Thân 1968. Khi nổ súng tấn công, quân ta đã đồng loạt đánh vào các mục tiêu như: Dinh Độc Lập, Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn, Đài phát thanh Sài Gòn, Tòa đại sứ Mỹ....

Tuy nhiên, ông Dũng kể chỉ sau mấy giờ nổ súng thì bên ta đều hy sinh và bị bắt giữ. Tất cả những giấy tờ giả bị địch lấy mất.

Sau sự kiện đó, ông Dũng cho rằng địch sẽ tìm cách đối phó với tình trạng ngụy tạo giấy tờ. Và đúng như lời ông, khoảng tháng 10-1968, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã tiến hành đổi thẻ căn cước. 

Đó chính là tấm thẻ căn cước 'rồng xanh'. 

Tấm căn cước 'rồng xanh' được làm giả - Ảnh: HỒ LAM 

Tấm căn cước 'rồng xanh' được làm giả - Ảnh: HỒ LAM

Loại căn cước này cấp cho công dân từ 15 tuổi trở lên, in bằng máy công nghệ điện toán IBM của Mỹ. 

Khi làm thủ tục đổi, căn cước cũ được cắt một góc và cấp kèm theo một biên nhận gọi là "đuôi căn cước", nhỏ bằng 1/3 khổ A4. 

Địch đã tuyên bố rằng: "Căn cước mới sẽ làm cho Việt Cộng bó tay bởi không thể làm giả được". 

Ông Dũng cho biết tấm thẻ căn cước mới của địch khiến ông bối rối vì hình ảnh con rồng xanh nằm cuộn ngay chính giữa rất khó làm giả. 

Bên cạnh đó, khắp Sài Gòn khi ấy, không có một kiểu chữ nào giả được chữ của biên nhận kèm theo thẻ căn cước. 

Sau đó, ông Dũng cùng một số đồng đội khác phải cùng nghiên cứu để quyết tâm tìm cách làm. 

"Tôi chọn tấm thẻ để canh vẽ hình con rồng xanh và canh đi canh lại đến khi đạt chuẩn nhất. Còn tấm biên nhận thì tôi khắc tay chữ lên băng gỗ để làm giả. Rồi giấy tờ được làm giả thành công và tôi được trao tặng Huân chương Việt cộng" - ông Dũng nhớ lại. 

Đã có lúc, ông và đồng đội nghĩ rằng có khi nào sẽ bỏ cuộc nhưng theo ông, bằng chính lòng quyết tâm không bao giờ từ bỏ và lợi dụng sự chủ quan của địch mà họ đã thành công.

Nhiệm vụ phải hoàn thành dù ở bất kỳ vị trí nào

Bên cạnh ông Dũng, buổi giao lưu còn có sự góp mặt của bà Nguyễn Thị Phương - thư ký của tư lệnh Trần Hải Phụng, bà Trần Thị Yến Ngọc (Thu Bà Điểm) - giao liên cho phó tư lệnh Nguyễn Đức Hùng (ông Tư Chu). 

Nhờ có tấm căn cước "giả" do ông Dũng râu cấp, bà Phương và bà Ngọc đều hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách xuất sắc. 

Công việc của bà Phương là tạo ra những lá thư bí mật dùng để trao đổi kế hoạch tác chiến trong nội thành của các chiến sĩ biệt động năm xưa. 

Bà dùng loại "nước giấu mực" để viết chữ mà không để lại dấu vết và dùng loại "nước mở chữ" để có thể đọc những bức thư tàng hình. Đồng đội hay gọi bà là người giải mật thư. 

Bà Phương thực hiện lại công việc "giải mã" mật thư của mình - Ảnh: HỒ LAM

Bà Phương thực hiện lại công việc "giải mã" mật thư của mình - Ảnh: HỒ LAM

Còn bà Ngọc (Thu Bà Điểm) là giao liên trực tiếp tại các khu vực tác chiến.

Bà kể theo nguyên tắc, giao liên không có quyền xem những lá thư trao đổi. Nhưng bà vẫn liều xem lén vì nếu không may bị phát hiện thì có thể tiêu hủy lá thư, nhưng kế hoạch tác chiến thì vẫn còn trong đầu và sẽ có thể truyền đạt được cho đồng đội của mình.

Bà Phương khẳng định để có một chiến công đánh thắng quân thù thì đằng sau đó là cả một lực lượng âm thầm lặng lẽ và trí tuệ. 

Có những người trực tiếp chiến đấu, và cũng có những người như ông Dũng, bà Ngọc hay bà. Dù ở bất kỳ vị trí nào thì cũng phải hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Ngắm các hiện vật quý giá trước ngày khánh thành Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia ĐịnhNgắm các hiện vật quý giá trước ngày khánh thành Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định

Ngày 27-8, Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định tọa lạc tại số 145 Trần Quang Khải (TP.HCM) sẽ tổ chức lễ khánh thành. Hiện tại công tác chuẩn bị đang được gấp rút triển khai.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp