13/03/2018 15:35 GMT+7

'Chút xíu nữa là tôi mắc sai phạm trong nghề giáo'

TÚ NGUYÊN
TÚ NGUYÊN

TTO - Dưới đây là chia sẻ của một thầy giáo về cách 'uốn nắn' những học sinh ngang ngạnh. Anh tâm sự: "Chút xíu nữa là tôi mắc sai phạm trong nghề giáo." Tại sao?

Chút xíu nữa là tôi mắc sai phạm trong nghề giáo - Ảnh 1.

Năm 1982 tôi là giáo viên chủ nhiệm lớp 4/3 (cũng là lớp 4/3) trường PTCS cấp 1,2 xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Vì thiếu giáo viên nên lớp tôi dạy lúc ấy sắp sĩ 80 học sinh.

Trong gần suốt học kỳ 1, tôi thật sự đau đầu về một học sinh nữ tên V.T.H.S. Em luôn luôn ăn mặc chỉn chu, tập vỡ sạch sẽ, lễ phép, hiền hậu, dễ thương… học lực trung bình nhưng lúc nào cũng không thuộc bài.

"Qua những câu chuyện không hay xảy ra gần đây ở môi trường giáo dục, tôi chợt nghĩ: nếu ngày xưa tôi phạt đòn roi, không biết tương lai em H.S. ra sao. Rất có thể vì không thuộc bài và sợ đòn roi nên em đã nghỉ học từ bao giờ (?)".

Tú Nguyên

Rất nhiều lần mỗi khi không thuộc bài, tôi hỏi em có học bài không? em đều trả lời là có. Tôi hỏi có tại sao không thuộc bài, em lại khóc.

Không thể để tình trạng kéo dài, tôi tìm đến nhà em. Cha mẹ em là chủ một cơ sở làm bún. Sau khi nghe tôi trình bày họ rất ngạc nhiên vì em là đứa con út được cưng chiều nhất nhà. Mọi sự tốt nhất từ cái ăn cái mặc, vui chơi, học hành đều được cả nhà ưu tiên dành cho em.

Họ dẫn tôi vào góc học tập của em với không thiếu một thứ gì cho tiện nghi học tập. Tôi xin ý kiến, họ vui vẻ nói: "thầy cứ tùy nghi áp dụng mọi phương pháp, gia đình tôi luôn luôn ủng hộ".

Những ngày sau đó thầy trò tôi cứ tiếp tục cái điệp khúc "có, không" và "khóc". Từ đó tôi chỉ biết nhìn dấu chấm tròn in hằn trước tên em sau mỗi lần kiểm tra bài học cũ của lớp.

Một lần đầu bút chì tôi vô tình tôi dừng lại dấu chấm tròn. Tôi uể oải bảo em cứ đứng tại chỗ đọc bài. Thật bất ngờ, em thuộc bài. Nhiều lần như thế em đều thuộc.

Tôi hỏi vì sao, em trả lời: "Tại đứng gần thầy em sợ nên quên hết bài". Tôi trách mình, một điều vô cùng đơn giản như vậy mà tôi đã không nhận ra một thời gian dài. Bây giờ em H.S. là kiểm soát viên chi nhánh một ngân hàng có tiếng ở TP.HCM.

Câu chuyện sau đây cũng cho tôi một bài học đắt giá. Trường tôi dạy ở những năm đầu thập niên 80 thế kỷ trước đâu có nghiêm chỉnh như bây giờ. Các lớp học chỉ được ngăn bằng một tấm vách tôn đơn giản mà thôi.

Đó là lý do tôi thường bị đồng nghiệp phàn nàn, thiếu tích cực trong cách ổn định lớp để tiếng ồn ảnh hưởng đến học sinh lớp bên cạnh. Một lần quá bực tôi phạt đòn một em học sinh nam tên T.(cháu ngoại ông UVTK xã Mỹ Lệ) vì em luôn quấy phá lớp học.

Sáng hôm sau tôi được các em nữ "méc", bạn T. nói, thầy đánh không đã ngứa. Có em lại nói: "Ông ngoại bạn T. nói thầy cứ đánh cho bạn T. bỏ tật".

Tôi giận lắm nhưng cũng đủ bình tỉnh để hỏi em vì sao? Em thản nhiên nói: "Dạ, tại thầy thương bạn gái nên cho điểm nhiều hơn bạn trai".

Biết em hiểu lầm tôi giải thích cho em hiểu và khuyên em cố gắng học sẽ có nhiều điểm tốt. Từ đó dù không học giỏi nhưng em T. đã trở nên một học sinh ngoan.

Qua mấy mươi năm, nhân câu chuyện: cô giáo quỳ xin lỗi phụ huynh mấy ngày gần đây. Tôi chợt nghĩ, nếu ngày xưa tôi phạt đòn roi, không biết tương lai em H.S. ra sao. Rất có thể vì không thuộc bài và sợ đòn roi nên em đã nghỉ học từ bao giờ (?).

Với em T. nhục hình "đòn roi" của tôi ngày xưa đã khơi dậy cái tính "ngang ngạnh" trong con người non trẻ của em. Biết đâu đây là một trong nhiều nguyên nhân gây ra bạo lực học đường? Rất may, ngày ấy tôi đã còn đủ bình tỉnh và kềm chế cảm xúc để không "đòn roi" tiếp.

Bài viết thể hiện quan điểm góc nhìn riêng của tác giả. Còn bạn, bạn nghĩ gì về điều này? Hãy chia sẻ với chúng tôi qua phần BÌNH LUẬN dưới bài viết hoặc email: [email protected]. Cảm ơn bạn!

TÚ NGUYÊN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp