22/11/2024 14:51 GMT+7

Chụp được cận cảnh ngôi sao 'hấp hối' cách Trái đất 160.000 năm ánh sáng

Trong một đột phá khoa học lớn, các nhà nghiên cứu đã chụp được cận cảnh hình ảnh một ngôi sao khổng lồ đang ở giai đoạn cuối đời.

Chụp được cận cảnh ngôi sao 'hấp hối' cách Trái đất 160.000 năm ánh sáng - Ảnh 1.

Bức ảnh cận cảnh đầu tiên về một ngôi sao bên ngoài thiên hà của chúng ta cho thấy nó được bao bọc trong một cấu trúc kỳ lạ - Ảnh: ESO/K. Ohnaka et al.

Ngôi sao này, được đặt tên là WOH G64, nằm cách Trái đất khoảng 160.000 năm ánh sáng, trong thiên hà lân cận Đám mây Magellan lớn.

Hình ảnh hơi mờ được chụp bằng kính thiên văn rất lớn (VLT) của Đài quan sát Nam Âu có trụ sở tại Chile. Điều đáng chú ý, đây là lần đầu tiên các nhà khoa học chụp được hình ảnh cận cảnh một ngôi sao trưởng thành bên ngoài Dải Ngân hà.

Những hình ảnh chụp được cho thấy một lớp vỏ khí và bụi hình trứng bao quanh ngôi sao - dấu hiệu báo hiệu sắp diễn ra một vụ nổ một ngôi sao mới. Đây cũng là lần đầu tiên các nhà khoa học quan sát trực tiếp được quá trình này, mở ra một chương mới trong việc nghiên cứu sự tồn tại và biến mất của các ngôi sao.

Nhà thiên văn học Keiichi Ohnaka của Đại học Andrés Bello ở Chile, tác giả chính của nghiên cứu được công bố vào ngày 21-11 trên tạp chí Thiên văn học & Vật lý thiên văn, cho biết ngôi sao này đang ở giai đoạn cuối của cuộc đời trước khi phát nổ.

"Lần đầu tiên chúng tôi đã thành công trong việc chụp ảnh cận cảnh một ngôi sao đang chết trong một thiên hà bên ngoài Ngân hà của chúng ta" - Keiichi Ohnaka, một nhà vật lý thiên văn đến từ Đại học Andrés Bello ở Chile, cho biết.

"Chúng tôi phát hiện ra một cái kén hình quả trứng bao quanh chặt chẽ ngôi sao", Ohnaka nói. "Chúng tôi rất phấn khích vì điều này có thể liên quan đến sự phóng vật chất mạnh mẽ từ ngôi sao đang chết trước khi xảy ra vụ nổ siêu tân tinh".

Theo đồng tác giả nghiên cứu Jacco van Loon của Đại học Keele ở Anh, WOH G64 được ước tính có khối lượng gấp khoảng 25 - 40 lần khối lượng của Mặt trời, tương đương với việc ngôi sao này tồn tại trong khoảng 10 - 20 triệu năm.

Trong vòng 10 năm qua, ngôi sao đã mờ dần đi đáng kể, trong khi đường kính của WOH G64 đang tiếp tục phồng lên trước vụ nổ. Nếu ngôi sao này được đặt ở trung tâm Hệ Mặt trời, đường kính của WOH G64 sẽ mở rộng đến tận quỹ đạo của Sao Thổ, hành tinh thứ 6 tính từ Mặt trời.

Thông thường các ngôi sao khổng lồ có tuổi thọ ngắn hơn các ngôi sao ít khối lượng hơn. Điển hình như Mặt trời đã hơn 4,5 tỉ năm tuổi và dự kiến còn tồn tại hàng tỉ năm nữa.

Đến nay các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định chính xác thời điểm ngôi sao WOH G64 sẽ nổ tung. Tuy nhiên họ tin rằng sự kiện này sẽ xảy ra trong tương lai gần theo thang thời gian vũ trụ.

Chụp được cận cảnh ngôi sao 'hấp hối' cách Trái đất 160.000 năm ánh sáng - Ảnh 2.Phát hiện ngôi sao khổng lồ vẫn còn 'trong bụng mẹ'

TTO - Các nhà khoa học đã quan sát thấy một ngôi sao khổng lồ có khối lượng gấp 9 lần sao Mộc. Ngôi sao này đang trong giai đoạn đầu mới hình thành và vẫn còn "trong bụng mẹ".

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp