Giao phối đến chết thường chỉ xuất hiện ở động vật không xương sống. Kaluta là trường hợp cá biệt ở những loài thú có vú - Ảnh: Createrangerparks
Kaluta (Dasykaluta rosamondae) là một loài thú có túi nhỏ, bề ngoài giống chuột chỉ có ở vùng Pilbara khô cằn ở tây bắc Úc. Loài này từ lâu vốn nổi tiếng về đặc điểm con đực thường chết sau mỗi mùa giao phối.
Gần đây, các nhà nghiên cứu đã có những khám phá chi tiết mới đầy hấp dẫn về thói quen giao phối cực đoan và khác thường của chúng.
Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Động vật học, nguyên nhân sau mỗi mùa sinh sản vào tháng 12, hàng loạt con kaluta đực chết là vì chúng "căng thẳng và kiệt sức" đến mức hệ thống miễn dịch bị suy giảm nghiêm trọng. Điều này là hiển nhiên vì mỗi con kaluta đực sẽ giao phối với nhiều con cái khác nhau, liên tục trong nhiều ngày và kéo dài thời gian mỗi lần. Nhiều con một lần giao phối lâu tới 14 giờ.
Tiến sĩ Genevieve Hayes, Đại học Tây Úc, cho biết các nhà khoa học nghiên cứu và nhận thấy trước mùa giao phối, những con Kaluta thường rất khỏe mạnh, sung mãn. Sau vài tuần, chúng yếu hơn rất nhiều và hàng loạt con đực chết.
Trong giai đoạn tìm kiếm bạn tình, những con kaluta cái có khả năng đặc biệt là lưu trữ tinh trùng từ nhiều con đực khác nhau, thậm chí là bạn tình thường xuyên của những con đực khác nhau. Điều này có nghĩa là để có một lứa 8 Kaluta con sinh ra thì nó sẽ giao phối với ít nhất 3 con đực. Đồng nghĩa với việc con đực cũng phải giao phối rất nhiều và có tinh trùng chất lượng tốt, vượt trội so với con đực khác.
"Cơ chế sinh học tự nhiên của loài Kaluta cho thấy chúng có sự "đầu tư mạnh mẽ" vào mùa sinh sản. Bằng chứng là tinh hoàn của chúng trở nên lớn hơn ở thời điểm này. Đấy cũng là một yếu tố khiến chúng dễ tử vong hàng loạt" Hayes nói.
Kiểu hành vi giao phối cực đoan - một thế hệ con đực chết trong mùa sinh sản đầu tiên của chúng - được các nhà khoa học ví von như một trận "bán kết nam", rất hiếm thấy trong thế giới động vật.
Trên thực tế, các nhà khoa học chỉ biết vài chục loài giao phối theo cách này. Hầu hết trong số đó là côn trùng hoặc động vật không xương sống. Kaluta là loài có vú duy nhất có hình thức giao phối cực đoan này.
Kalutas nằm trong họ Dasykaluta rosamondae, thuộc loài thú có túi có khoảng 60 loài. Chúng nằm trên một nhánh riêng biệt của cây tiến hóa từ các loài Dasykaluta rosamondae khác.
Theo các nhà nghiên cứu, khoảng một phần năm các loài trong Dasykaluta rosamondae có biểu hiện giao phối cực đoan. "Chiến lược giao phối cực đoan này đã tiến hóa ít nhất hai lần trong cùng một gia đình thú có túi ăn thịt. Đây là phát hiện khá thú vị ở một loài động vật đến nay vẫn còn ít thông tin nghiên cứu", Hayes nói.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận