Người bệnh cần hiểu rõ về quá trình lành thương và vai trò của thuốc kháng viêm trong điều trị vết thương, tránh việc chăm sóc và sử dụng thuốc không phù hợp gây ảnh hưởng đến quá trình lành thương.
Quá trình lành thương diễn ra như thế nào?
BS CKII. Vũ Hữu Thịnh – Quản lý và điều hành khoa Tạo hình Thẩm mỹ BV ĐHYD TPHCM cho biết, quá trình lành thương được chia làm 4 giai đoạn: cầm máu, viêm, tăng sinh và tái tạo. Để quá trình lành thương diễn ra thuận lợi, đảm bảo thẩm mỹ thì vết thương phải sạch (không có dị vật), không còn mô viêm, mô dập nát hay hoại tử; rìa vết thương phải được cắt gọn; dịch viêm, dịch tiết phải được dẫn lưu tốt và vết khâu không gây căng da.
Quá trình lành thương phụ thuộc vào các bệnh lý đi kèm của người bệnh (nếu có) và quá trình xử lý vết thương. Sau khi vết thương được xử lý, việc chăm sóc vết thương đúng cách để giúp quá trình lành thương diễn ra thuận lợi hơn. Đối với vết thương do phẫu thuật, Bác sĩ cần đánh giá mức độ nhiễm trùng của vết thương, giữ cho kích thước sẹo nhỏ, đồng thời đảm bảo vết sẹo không bị căng kéo. Bên cạnh đó, Bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh tự chăm sóc vết thương đúng cách để tránh nhiễm trùng, giúp vết thương mau lành.
BS CKII. Vũ Hữu Thịnh cho biết, chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng sẽ hỗ trợ quá trình lành thương diễn ra tốt hơn. Người bệnh phải đảm bảo được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, tránh các loại thực phẩm gây dị ứng và các chất gây kích thích như rượu, bia, thuốc lá… Đối với người bệnh có bệnh nền đi kèm, người bệnh cần phải có chế độ dinh dưỡng phù hợp theo chỉ định của Bác sĩ.
SCKII. Vũ Hữu Thịnh tư vấn điều trị cho người bệnh
Lưu ý sử dụng thuốc kháng viêm trong điều trị vết thương
Theo BS CKII. Vũ Hữu Thịnh, viêm là quá trình tự miễn dịch, tự đề kháng của cơ thể, dọn dẹp sạch sẽ vết thương, tạo điều kiện thuận lợi cho giai đoạn tăng sinh và tái tạo trong quá trình lành thương. Tuy nhiên trường hợp phản ứng viêm quá mức có thể làm chậm lành hoặc không lành vết thương, gây ra tình trạng phù nề. Vì vậy cần phải giữ vết thương sạch trong điều kiện cho phép, đảm bảo một chế độ dinh dưỡng phù hợp đồng thời theo dõi vết thương thường xuyên để kịp thời xử trí.
Hiểu rõ quá trình lành thương đặt biệt là giai đoạn viêm, ngay sau phẫu thuật, Bác sĩ sẽ bắt đầu can thiệp bằng cách sử dụng thuốc kháng viêm. Thuốc kháng viêm phổ biến hiện nay gồm thuốc kháng viêm không steroid (dùng cho những cái vết thương nhỏ bên ngoài và ít tác dụng phụ), thuốc kháng viêm có steroid (kháng viêm mạnh, có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm) và thuốc kháng viêm dạng men (sử dụng các enzyme ức chế quá trình kháng viêm, dung nạp tốt và ít có tác dụng phụ, giảm phù nề và làm nhanh tan máu bầm).
BS CKII. Vũ Hữu Thịnh cho biết, thuốc kháng viêm dạng men thường có thể sử dụng phối hợp với thuốc kháng viêm không steroid, dùng để hỗ trợ điều trị phù nề sau chấn thương, bỏng và viêm da cấp tính, mạn tính. Tuy thuốc kháng viêm dạng men ít tác dụng phụ nhưng cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa, phát ban, sưng tê... Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ các thuốc trong điều trị lành thương theo chỉ dẫn của Bác sĩ, tránh việc tự sử dụng các loại thuốc kháng viêm gây ra các tác dụng không mong muốn.
Nhằm nâng cao kiến thức của cộng đồng về vai trò của thuốc kháng viêm chống phù nề trong phục hồi vết thương, Trung tâm Truyền thông BV ĐHYD TPHCM phối hợp với Công ty TNHH Sanofi Aventis Việt Nam thực hiện chương trình tư vấn Hỏi để khỏe hơn với chủ đề: "Vai trò của enzyme chống phù nề do viêm trong lành thương", theo dõi tại: https://bit.ly/vaitroenzymchongphunetronglanhthuong
Chương trình tư vấn: Vai trò của Enzyme chống phù nề do viêm trong lành thương
Chương trình cung cấp nhiều thông tin y khoa hữu ích về quá trình lành thương và vai trò thuốc kháng viêm chống phù nề trong phục hồi tổn thương.
Chương trình tư vấn: Vai trò của Enzyme chống phù nề do viêm trong lành thương
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận