Phóng to |
Đông đảo các bạn học sinh đến tham gia ngày hội Chương trình tư vấn tuyển sinh – Hướng nghiệp 2014 tại Trường THPT Long Khánh, tỉnh Đồng Nai trưa 28-12 - Ảnh: Quang Định |
Với 3.000 ghế ngồi chuẩn bị sẵn đã không đủ chỗ, ban tổ chức phải thuê thêm 500 ghế mới đủ chỗ cho học sinh đến tham dự chương trình tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp 2014.
PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng - phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM chia sẻ: "Thấy các em đến tham dự chương trình rất đông, các thành viên ban tư vấn chúng tôi rất vui. Hi vọng chương trình sẽ giải đáp những thông tin cần thiết chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới”.
Phóng to |
Ông Cao Việt Hưng (Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bình Dương) - Ảnh: Quang Định |
Phóng to |
Th.S Lê Văn Hiển (Phó phòng đào tạo Trường ĐH Luật TP.HCM) - Ảnh: Quang Định |
Phóng to |
Các bạn học sinh đặt câu hỏi cho ban tư vấn - Ảnh: Quang Định |
Mở đầu buổi tư vấn, PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng - phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM cho biết cùng lúc với chương trình này, Bộ GD-ĐT đang tổng kết kỳ thi năm 2013 và đề ra phương hướng tuyển sinh năm 2014 tại Hà Nội.
Kỳ thi năm 2014 sẽ có một số trường được phép tuyển sinh riêng bên cạnh kỳ thi “3 chung”. Đến giờ phút này hầu như các trường vẫn chưa công bố cụ thể việc thi riêng. “Như vậy kỳ thi “3 chung” vẫn là chủ yếu.
Theo lộ trình đến năm 2017 tất cả các trường ĐH, CĐ phải tổ chức thi riêng. Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các trường nếu muốn tuyển sinh riêng thì đến ngày 10-2-2014 phải trình đề án, trên cơ sở đó bộ sẽ xem xét và công bố vào 10-3-2014” - thầy Hùng chia sẻ.
Cũng theo thầy Hùng, trong kỳ thi năm 2013, điểm trung bình của thí sinh tỉnh Đồng Nai là 13,21 điểm thấp hơn so với điểm trung bình cả nước là 13,45 điểm. Tối nay mới có thông tin chính thức về những điểm mới của kỳ thi năm 2014.
Đường vào đời không chỉ là đại học
Không khí buổi tư vấn đã nóng ngay khi bắt đầu.
Một học sinh Trường THPT Long Khánh thắc mắc làm thế nào để xác định được mình phù hợp với ngành nghề nào?
ThS Lâm Tường Thoại - chuyên gia tư vấn ĐHQG TP.HCM tư vấn có ba bước xác định ngành nghề gồm: chọn nghề, chọn ngành học, chọn trường.
“Các bạn cần làm bài trắc nghiệm xác định nhóm sở thích nổi trội để biết được tố chất, thế mạnh của mình. Từ đó mới xác định nghề nào phù hợp với tính cách của mình” - thầy Thoại tư vấn.
Câu hỏi của một học sinh Trường THPT Văn Hiến đặt ra cho ban tư vấn đã nhận được tràng vỗ tay từ hàng ngàn học sinh: Theo thầy cô khi chọn ngành thì mình nên chọn ngành mình yêu thích, có sở trường hay chọn ngành đang có sức hút trong xã hội? Bản thân em rất lúng túng trước những lời khuyên rất khác nhau của cha mẹ, bạn bè…
TS Phạm Tấn Hạ - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG TP.HCM) tư vấn chọn nghề mình yêu thích hay nghề đang có sức hiện nay? Phải tìm hiểu kỹ nghề mình yêu thích về nội dung đào tạo, cơ hội nghề nghiệp. Bất kỳ nghề nào cũng có nhu cầu nhất định. Nếu chọn được nghề mình yêu thích sẽ gắn bó được lâu dài. Nếu chọn nghề thời thượng nhưng lại không yêu thích thì khi vào học rất chán, thậm chí ra trường các bạn khó thăng tiến trong công việc. Thầy Hạ đưa ra lời khuyên là nên chọn nghề yêu thích và sự hiểu biết rõ về nghề đó hơn là chọn nghề thời thượng.
PGS.TS Nguyễn Văn Thư - hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM nhắn nhủ, trong chọn nghề bên cạnh đam mê học sinh cần xác định rõ năng lực của mình. Ví dụ như những bạn có sức học trung bình thì rất khó để trúng tuyển vào các trường ĐH hoặc sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình học ĐH. Vì vậy phải biết lượng sức mình để đưa ra quyết định đúng đắn thì mới thành công được.
Cũng trong phần tư vấn chung TS Trần Thế Hoàng - trưởng phòng quản lý đào tạo Trường ĐH Kinh tế TP.HCM đặt ra câu hỏi với tất cả học sinh đến dự chương trình: “Em nào dự định không thi ĐH?” Trong số hơn 4.000 học sinh ngồi bên dưới chỉ có vài chục cánh tay rụt rè đưa lên. “Như vậy hơn 90% các em khẳng định sẽ thi ĐH. Ước mơ của các bạn so với thực tế là khá xa. Không phải thí sinh nào trúng tuyển vào ĐH. Trung bình chỉ có 25-30% trúng tuyển vào ĐH. Còn lại các em phải ôn thi lại hoặc phải học ở các bậc học thấp hơn là CĐ và TCCN. Từ đó có thể học liên thông lên ĐH. Như vậy bằng cách đi đường vòng các em cũng có thể học ĐH với việc học liên thông” - thầy Hoàng nói.
Một học sinh khác vẫn còn tỏ ra lo lắng: Có phải cánh cửa vào ĐH khép lại với em khi rớt ĐH?
Ông Mao Quốc Trung - trưởng phòng dạy nghề Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh Đồng Nai - chia sẻ: Sau khi tốt nghiệp THPT học sinh có rất nhiều hướng để học tập chứ không chỉ có con đường vào ĐH. Hiện nay, Đồng Nai có 31 khu công nghiệp hằng năm có nhu cầu tuyển 50.000-70.000 lao động. Tỉnh có 60 cơ sở dạy nghề mỗi năm có nhu cầu tuyển 10.000 học sinh, sinh viên. Vào TCCN, CĐ nghề không thi tuyển mà chỉ xét tuyển hoặc ghi danh vào học.
“Các em học tại Đồng Nai chứ không đi đâu xa. Tuyển nhiều đợt trong năm. Gần như tất cả sinh viên học nghề đều có việc làm, đối với một số nghề như điện tử, tự động hóa tỷ lệ có việc làm 100%. Đồng Nai có rất nhiều trường nghề đang chào đón các bạn” - ông Trung mời gọi.
Các bạn học sinh nhận Quà tặng thí sinh kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2014 của Báo Tuổi Trẻ - Ảnh: Quang Định |
Các bạn học sinh đọc quà tặng thí sinh kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2014 của Báo Tuổi Trẻ - Ảnh: Quang Định |
PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng (Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM) - Ảnh: Quang Định |
PGS.TS Lê Hiếu Giang (Phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM) - Ảnh: Quang Định |
Th.S Lâm Tường Thoại (ĐH Quốc gia TP.HCM) - Ảnh: Quang Định |
TS Phạm Tấn Hạ (Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG TP.HCM) - Ảnh: Quang Định |
PGS.TS Nguyễn Văn Thư (Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM) - Ảnh: Quang Định |
TS Trần Thế Hoàng (trưởng phòng quản lý đào tạo Trường ĐH Kinh tế TP.HCM) - Ảnh: Quang Định |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận