Cơ sở dạy nghề cho nông dân các tỉnh miền núi phía Bắc bị “hô biến” thành trung tâm ăn nghỉ, tắm khoáng nóng… Ảnh: Việt Dũng |
* Các cơ sở dạy nghề thuộc Trường trung cấp Nghề (Hội Nông dân Việt Nam) tại Long An, Đà Nẵng, Nghệ An, Tuyên Quang được đầu tư vài chục tỉ đồng/cơ sở, tiền đó được lấy từ đâu? Sử dụng như thế nào?
- Toàn bộ cơ sở trực thuộc Trường trung cấp Nghề Hội Nông dân Việt Nam. Số tiền đầu tư vào toàn bộ cơ sở đó đều được lấy từ nguồn ngân sách của Nhà nước. Các thủ tục được làm đúng theo Luật ngân sách.
Các đơn vị này thuộc tài sản của Nhà nước, phải dùng đúng mục đích là dạy nghề và hỗ trợ nông dân. Cũng có thể liên doanh liên kết nhưng phải đúng với mục đích, lĩnh vực được giao.
Có thể liên kết với các trường, các công ty để khai thác cơ sở vật chất, để đào tạo nghề phối hợp với các công ty để đưa lao động sang làm việc nhưng phải đúng pháp luật.
* Hội có nắm được tình trạng nhiều hạng mục công trình tại cơ sở bị lãng phí, bỏ hoang?
- Chúng tôi rất bức xúc mà hàng năm nay làm cũng chưa được, chủ trương của hội là chỉ đạo khắc phục cái sai đó. Vừa rồi thường trực hội yêu cầu trường nếu như không khai thác được hiệu quả thì sẽ trình phương án chuyển về cho địa phương.
* Những cơ sở dạy nghề có vật chất hoành tráng nhưng tuyển sinh, đào tạo nghề không hiệu quả. Nguyên nhân là do đâu?
- Về dạy nghề đúng là triển khai không hiệu quả. Việc khai thác không hiệu quả đó là trách nhiệm của ban giám hiệu, trong đó đứng đầu là hiệu trưởng. Đã đến lúc phải báo động rồi, nếu không làm được thì phải xử lý, phải thay.
Còn điều kiện đúng là có thuận lợi nhiều. Cái này tôi đã giao cho trường để có phương án khai thác rồi nhưng vẫn không có giải pháp gì. Cái vướng ở chỗ anh em đề xuất bổ sung thêm 18 biên chế nữa cho các cơ sở, nhưng điều này rất khó.
Trung ương hội cũng đã có chỉ đạo trường đẩy mạnh dạy nghề tại cơ sở và yêu cầu dừng ngay các hoạt động không đúng chức năng, nhiệm vụ. Chủ trương đó có cách đây mấy tháng.
Trước đó, hội yêu cầu trường xây dựng đề án khai thác cơ sở vật chất để trình thường trực nhưng hiện nay đề án này làm vẫn chưa xong. Tôi có đôn đốc mấy lần nhưng anh em làm chưa đến nơi đến chốn.
* Hội quyết định tương lai của các cơ sở dạy nghề này như thế nào?
- Hiện giờ trường đang muốn giao quyền tự chủ toàn bộ cho trường, tự chủ toàn bộ bộ máy cán bộ và có quyền bổ nhiệm nhân sự.
Nhưng muốn có quyền tự chủ thì phải đề xuất được giải pháp để duy trì được dạy nghề mỗi năm là bao nhiêu trung cấp, sơ cấp, nuôi bộ máy thế nào...
Tôi sẽ họp ngay với trường và sau đó có kết luận rồi trình tập thể thường trực hội. Trước mắt, có thể làm văn bản xin ý kiến Bộ Tài chính chuyển về cho địa phương vì địa phương có nhu cầu. Chỗ Tuyên Quang, Nghệ An, Đà Nẵng họ đều xin.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận