05/10/2015 05:40 GMT+7

Đàm phán TPP căng thẳng, tiếp tục kéo thêm một ngày

NGUYỆT PHƯƠNG - D. KIM HOA
NGUYỆT PHƯƠNG - D. KIM HOA

TTO  - Theo AFP, một quan chức thương mại Mỹ thông báo kế hoạch họp báo công bố thỏa thuận TPP giữa 12 quốc gia vào đêm 4-10 (giờ Mỹ) đã bị hủy bỏ. Thương lượng sẽ kéo dài sang ngày 5-10 (giờ Mỹ).

Bộ trưởng Kinh tế Nhật Akira Amari thông báo kết quả đàm phán Ảnh: AFP

Tính đến 9g15 sáng 5-10 (giờ VN), cuộc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tại Atlanta (Mỹ) đã quyết định kéo dài thêm một ngày nữa. 

Theo AFP, một quan chức thương mại Mỹ thông báo kế hoạch họp báo công bố thỏa thuận TPP giữa 12 quốc gia vào đêm 4-10 (giờ Mỹ) đã bị hủy bỏ. Cuộc thương lượng sẽ tiếp tục kéo dài sang ngày 5-10 (giờ Mỹ).

Quan chức này khẳng định các bộ trưởng đã thương lượng xong các vấn đề lớn của TPP và chỉ còn hoàn tất các chi tiết và duyệt dự thảo thỏa thuận rất dài. Tuy nhiên các nguồn tin từ Atlanta cho biết New Zealand đang tiếp tục đòi tiếp cận thị trường sâu hơn ở một số quốc gia và đây là vướng mắc khiến đàm phán chưa thể hoàn thành.  

Bộ trưởng thương mại 12 quốc gia TPP đã đàm phán marathon từ ngày 30-9. Trước đó, hồi rạng sáng 4-10 (giờ VN) Bộ trưởng Kinh tế Nhật Akira Amari thông báo các bên đã đạt được bước tiến bộ lớn trong lĩnh vực bảo hộ bản quyền thuốc sinh học. 

Trước đó, lúc 8g19 sáng 5-1, theo báo The Globe & Mail, ở Atlanta (Mỹ) các bộ trưởng vẫn đang đàm phán những khúc mắc cuối cùng của vấn đề thị trường sản phẩm bơ sữa và bản quyền thuốc sinh học.

Do đó, cuộc họp báo để công bố TPP liên tục bị hoãn từ 16g ngày 4-10 (giờ Mỹ) tới 18g rồi 20g. Hiện tại vẫn chưa rõ đến khi nào cuộc họp báo sẽ diễn ra.

“Vẫn chưa xong được” - Bộ trưởng Thương mại Úc Andrew Robb cho biết. Trước đó, đại diện Úc và Mỹ đã đàm phán liên tục trong đêm để đạt được một thỏa thuận về chế độ bảo hộ bản quyền giá thuốc sinh học. Hai bên chỉ đạt được đột phá vào lúc 3g sáng 4-10.

Tuy nhiên một số quốc gia không hài lòng với thỏa thuận giữa Mỹ và Úc, do đó các bộ trưởng mất vài giờ để thương lượng về vấn đề này. Ngoài ra những tranh cãi liên quan đến lĩnh vực thị trường bơ sữa cũng đang tiếp tục.

Các quốc gia vẫn gây sức ép đòi Canada phải mở cửa thị trường sữa, bơ và các sản phẩm từ sữa của nước này rộng hơn cho hàng nhập khẩu. Đến nay Canada chỉ mở cửa 10% thị trường bơ sữa cho hàng nhập khẩu từ nước ngoài. 

* ​Rạng sáng 5-10 (giờ VN), đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) về kinh tế, thương mại sắp chạm đích sau khi các nước có đột phá về bản quyền thuốc sinh học. 

Washington hi vọng Trung Quốc dù không là thành viên vẫn buộc  tuân thủ các tiêu chuẩn TPP.

Theo AFP, Bộ trưởng Kinh tế Nhật Akira Amari cho biết sau nhiều giờ đàm phán căng thẳng ở Atlanta (Mỹ), cuối cùng bộ trưởng thương mại Mỹ và Úc đã giải quyết được những khác biệt sâu sắc về bản quyền thuốc sinh học (thuốc thế hệ mới sản xuất bằng công nghệ sinh học).

Luật pháp Mỹ quy định các công ty dược phẩm được hưởng quy chế bảo vệ bản quyền thuốc sinh học trong 12 năm. Tuy nhiên phần lớn quốc gia trên thế giới chỉ quy định thời gian bảo hộ là năm năm. Tại Atlanta, phía Mỹ chấp nhận hạ thời gian bảo hộ xuống tám năm.

Tuy nhiên Úc và năm quốc gia khác cương quyết đòi mức 5 năm vì lo ngại thời gian bảo hộ quá lâu sẽ cản trở sự phát triển của thuốc phiên bản giá rẻ, khiến giá thuốc tăng cao, ảnh hưởng tiêu cực đến người tiêu dùng ở các nước nghèo.

Bộ trưởng Nhật Amari cho biết các bên đã đạt được một cơ chế để giải quyết vấn đề này. “Chúng tôi đang chuẩn bị để công bố thỏa thuận TPP trong chiều nay (ngày 4-10 giờ Mỹ ở Atlanta)” - Bộ trưởng Amari khẳng định.

Ông Amari cho biết đã gọi điện thông báo cho Thủ tướng Nhật Shinzo Abe về diễn biến đàm phán và ông Abe rất hài lòng với kết quả này. Các nguồn tin khác từ Atlanta cho biết các chi tiết của thỏa thuận về bản quyền thuốc sinh học vẫn đang được gút lại với phản hồi từ phía các nước như Chile và Peru.

Đàm phán TPP tại Atlanta kéo dài căng thẳng suốt năm ngày qua. Với TPP, chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama đặt mục tiêu xây dựng nền tảng của “các quy định thương mại thế kỷ 21”, lập các tiêu chuẩn về thương mại, đầu tư, bản quyền sở hữu trí tuệ… 

Những tiêu chuẩn mà các quốc gia không TPP, nhất là Trung Quốc, sẽ phải tuân thủ

Theo New York Times, TPP được xem là thỏa thuận thương mại khu vực lớn nhất trong lịch sử, hứa hẹn trở thành mô hình sẽ thiết lập tiền lệ cho hoạt động thương mại toàn cầu và các tiêu chuẩn liên quan tới người lao động.

Sắp tới đây các thỏa thuận đạt được trong TPP sẽ phải đối mặt với nhiều tháng tranh luận tại Quốc hội Mỹ về việc thông qua.

Hiệp định TPP với tám năm tiến hành thương thuyết, đàm phán giữa Mỹ và 11 quốc gia ven Thái Bình Dương hướng tới gỡ bỏ dần hàng ngàn rảo cản thuế quan và phi thuế quan trong thương mại.

TPP cũng sẽ thiết lập các nguyên tắc đồng bộ trong các vấn đề sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp, cởi mở thông tin trên Internet, ngăn chặn nạn buôn bán động vật hoang dã và các hoạt động phá hủy môi trường.

Những thỏa thuận khó khăn nhất liên quan tới nội dung TPP đã đạt được vào sớm ngày 4-10 sau rất nhiều cuộc tranh luận gay gắt đe dọa thất bại vòng đàm phán năm ngày tại Atlanta.

Các thỏa hiệp cuối cùng được đưa ra liên quan tới sự bảo hộ thương mại với các loại tân dược của nhiều hãng dược phẩm, mở cửa thêm thị trường cho sản phẩm sữa, đường, từ từ gỡ bỏ các loại thuế nhập khẩu với ô tổ sản xuất tại Nhật và bán tại Bắc Mỹ.

Nếu được Quốc hội Mỹ thông qua vào đầu năm tới, TPP sẽ góp thêm một thành tựu vào bảng thành tích trong giai đoạn cầm quyền của tổng thống Mỹ Barack Obama.

Chính quyền tổng thống Obama mong muốn thỏa thuận này sẽ tạo nên nền tảng cho “các nguyên tắc thương mại của thế kỷ 21”, thiết lập những tiêu chuẩn về thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ để rốt cuộc các quốc gia không phải thành viên TPP, nhất là Trung Quốc, cũng sẽ phải tuân thủ.

 

NGUYỆT PHƯƠNG - D. KIM HOA
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp