Lúc đó tôi mới hỏi cháu tên gì và được phụ huynh cho biết cháu tên N.T.P.. Tôi thông báo cho phụ huynh biết lớp này không có N.T.P. khiến nhiều phụ huynh cười ồ lên.
Tôi bèn hỏi cháu học lớp nào? Phụ huynh gãi đầu một lúc rồi trả lời không nhớ cháu học lớp nào?!
Để giúp phụ huynh tìm ra con mình học lớp nào, tôi hỏi tiếp: Ai là giáo viên chủ nhiệm lớp cháu? Lần này phụ huynh lại gãi đầu rồi ngượng ngùng nói tôi không biết, lần trước mẹ cháu đi họp!
Tôi đành nói phụ huynh ra về, nhà trường sẽ mời phụ huynh lên gặp sau.
Gặp chuyện hài như vậy nhưng giáo viên chúng tôi không cười nổi, trái lại còn buồn hết biết vì phụ huynh... cá biệt. Phụ huynh không quan tâm gì đến việc học của con em thì làm sao con không hư, nhất là trong bối cảnh xã hội có nhiều cám dỗ, nhiều tác động xấu như hiện nay?
Buồn hơn nữa là ngày nay học sinh cá biệt đã nhiều mà phụ huynh cá biệt cũng không ít. Nhiều năm làm công tác chủ nhiệm tôi đã không ít lần dở khóc dở cười vì gặp phải phụ huynh cá biệt.
Có phụ huynh giáo viên mời lên phối hợp giáo dục học sinh hư thì nhất quyết bênh con, một mực khẳng định “con tôi ở nhà rất ngoan”. Có phụ huynh khi học sinh vi phạm, giáo viên nhiều lần gửi giấy mời lên trường phối hợp nhưng quyết không lên gặp giáo viên chủ nhiệm. Có phụ huynh khi giáo viên tìm đến nhà thì chỉ nhận được câu “trăm sự nhờ thầy cô”. Có phụ huynh rót nước mời “100% đi thầy”!
Có cảm giác như ngày nay một số phụ huynh không thích hợp tác với giáo viên để cùng phối hợp giáo dục con em mà chỉ chăm chăm bắt lỗi sai của giáo viên.
Khi giáo viên có sai sót, hợp tình hợp lý nhất là trao đổi với giáo viên để rút kinh nghiệm. Nhưng không, bắt được lỗi sai là phụ huynh lên gặp hiệu trưởng làm rùm beng lên, rồi tung lên “phây” cho thiên hạ “ném đá”, nhiều trường hợp còn phản ảnh trên báo chí với sự hả hê trong khi giáo viên gánh lấy biết bao phiền lụy.
Làm giáo dục ai cũng biết biện pháp quan trọng để mang lại hiệu quả là sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Nhưng gặp phải phụ huynh cá biệt, giáo viên chúng tôi biết phối hợp với ai để giáo dục học sinh?
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận