25/05/2018 13:51 GMT+7

'Chúng ta là nước nói nhiều nhất về cách mạng 4.0'

VIỄN SỰ - LÊ KIÊN
VIỄN SỰ - LÊ KIÊN

TTO - "Chúng ta là một trong những quốc gia nói nhiều nhất về 'cách mạng 4.0', nhưng nếu các chính sách về giáo dục, khoa học và công nghệ không thay đổi căn bản lấy đâu ra nguồn lực...", đại biểu Vũ Tiến Lộc đặt vấn đề.

Chúng ta là nước nói nhiều nhất về cách mạng 4.0 - Ảnh 1.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc (bìa trái) trong ngày khai mạc kỳ họp thứ 5 - Ảnh: VIỆT DŨNG

Nhận định tại phiên thảo luận kinh tế - xã hội của Quốc hội sáng nay 25-5, đại biểu Vũ Tiến Lộc (Thái Bình) - chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) - cho rằng nhiều vấn đề mang tính cơ cấu của nền kinh tế mới chỉ được nhận diện mà chưa có phương án giải quyết căn cơ.

"Trong lĩnh vực chuyển đổi mô hình tăng trưởng, có lẽ chúng ta là một trong những quốc gia nói nhiều nhất về 'cách mạng 4.0', nhưng nếu các chính sách về giáo dục, khoa học và công nghệ không có những thay đổi căn bản thì lấy đâu ra nguồn nhân lực và phát minh, sáng chế để khởi nghiệp, để ứng dụng vào sản xuất kinh doanh", ông Lộc nói.

Tăng thu từ thuế không có lợi

Về tài khóa, ông Lộc lưu ý sự chuyển hướng trong nỗ lực cân bằng ngân sách, khống chế nợ công: từ các khoản thu một lần như bán đất, bán tài sản công hay thu từ cổ tức của các DNNN sang tăng thu từ thuế.

"Giải pháp này sẽ tạo nên một sự dịch chuyển nguồn lực từ khu vực tư đang hoạt động hiệu quả sang khu vực công hoạt động kém hiệu quả hơn. Điều này không có lợi cho tăng trưởng kinh tế trong dài hạn", chủ tịch VCCI nhận định.

Ông Lộc cũng chỉ ra sự chậm chuyển biến trong tốc độ giải ngân đầu tư công, tinh giản bộ máy, giảm chi thường xuyên...

"Ví dụ quỹ Bảo hiểm xã hội. Tăng tuổi nghỉ hưu là xu hướng tất yếu để đối phó với tình trạng già hóa dân số, nhưng đó chỉ là một khía cạnh của vấn đề cân đối thu - chi của quỹ", ông Vũ Tiến Lộc nói chưa thấy Chính phủ bàn đến hiệu quả hoạt động, khả năng sinh lời của quỹ.

Ông Lộc cũng thẳng thắn nói một số bộ ngành mới chỉ cắt giảm thủ tục hành chính ở những lĩnh vực chịu sức ép lớn từ Chính phủ và dư luận xã hội, "chạy theo vụ việc, thiếu bài bản, đối phó", nên thành quả còn rất khiêm tốn so với những gì cần làm.

"Những câu chuyện cười ra nước mắt, chỉ có ở Việt Nam, như '1 thỏi chocolate cõng 13 giấy phép' hay chuyện 'thời gian nuôi gà còn ngắn hơn thời gian xin được giấy phép bán gà' vẫn còn tồn tại ở nhiều nơi...", đại biểu Thái Bình nói.

Nguyên nhân, theo ông Lộc, là do một kế hoạch cải cách tổng thể nhằm giải quyết gốc gác của vấn đề là cơ chế xin - cho vẫn còn chưa được phác thảo. Và trần thể chế sẽ vẫn cản trở những nỗ lực sáng tạo của các địa phương và cơ sở.

Ông Vũ Tiến Lộc đốc thúc: "Các bộ ngành phải thực sự là 'kiến trúc sư trưởng' trong cải cách thể chế ở từng lĩnh vực chứ không chỉ hành xử như những 'đốc công'".

Chúng ta là nước nói nhiều nhất về cách mạng 4.0 - Ảnh 2.

Một số thành viên Chính phủ tại phiên thảo luận kinh tế - xã hội sáng 25-5: (từ phải sang) Phó thủ tưởng Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến và Phó thủ tướng Vũ Đức Đam - Ảnh: VTV

Đề nghị điều tra thương vụ Grab thâu tóm Uber

Đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cho rằng việc mua bán này đang dẫn đến tình trạng một doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường với thị phần quá lớn, tạo ra tình trạng độc quyền để gây phương hại đến sự lựa chọn của người tiêu dùng, vi phạm Luật cạnh tranh.

"Grab mua lại Uber trong khi Uber vẫn đang nợ thuế thì trách nhiệm giải quyết nợ thuế đó thuộc về Grab khi nhận quyền khai thác của Uber", ông Cường nhận định trường hợp này cho thấy quản lý thuế hiện chưa theo kịp xu hướng phát triển thương mại điện tử.

Đề cập việc quản lý đất đai, đại biểu Đinh Duy Vượt (Gia Lai) cảnh báo: "Nhiều doanh nghiệp có dấu hiệu là sân sau của một số quan chức, cộng sinh, thâu tóm, chiếm đoạt bằng nhiều thủ đoạn, mưu mô như tùy tiện điều chỉnh quy hoạch, điều chỉnh dự án, chuyển đổi mục đích sử dụng đất…".

Đại biểu Gia Lai phản ảnh mong muốn của cử tri là các cơ quan chức năng trung ương vào cuộc để giải quyết đến nơi đến chốn sự "dây mơ rễ má, hậu duệ, đồ đệ và lợi ích nhóm" này.

Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) cũng lưu ý việc mua bán đất công sản diễn ra nhan nhản khắp nơi, tài sản nhà nước được cấp không qua đấu giá khiến ngân sách bị thất thoát rất lớn. 

“Quốc hội, Chính phủ cần tập trung giải quyết câu chuyện đất đai để tránh việc lửa bùng lên từ đất”, ông Cương đề nghị.

Tranh cãi kịch liệt về

TTO - Đại biểu Hoàng Quang Hàm "châm ngòi" cho cuộc tranh luận này bằng nhận định "nếu không dựa vào 1,29 triệu tấn dầu thô khai thác vượt kế hoạch thì tăng trưởng năm 2017 không thể đạt kế hoạch".

VIỄN SỰ - LÊ KIÊN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp