22/05/2014 11:03 GMT+7

Chứng khoán toàn cầu đồng loạt tăng sau biên bản Fed

CH.LUÂN - H.NHƯ
CH.LUÂN - H.NHƯ

TTO - Các chỉ số trên sàn chứng khoán Mỹ và châu Á ngày 21-5 đã đồng loạt tăng mạnh, ngay sau khi các nhà hoạch định chính sách Mỹ đưa ra biên bản cuộc họp Cục Dự trữ liên bang (Fed) về việc thắt chặt tài khóa, thu hẹp gói kích thích tiền tệ do nền kinh tế lớn nhất thế giới đang dần phục hồi.

6DTqPgYH.jpgPhóng to
Các nhà đầu tư trên sàn Dow Jones thở phào khi Fed công bố biên bản 21-5 - Ảnh: npr

Các quan chức FED đang giám sát tiến độ thực hiện mục tiêu không còn thất nghiệp và cân nhắc thời điểm để tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2006. Biên bản cũng cho thấy các nhà hoạch định chính sách đồng ý rằng việc "sớm đối thoại" về chiến lược ngưng gói kích thích và lãi suất sẽ "tăng cường tính minh bạch và độ tin cậy của chính sách tiền tệ".

Dow Jone ghi nhận ngày giao dịch tốt nhất trong tháng qua

Nền kinh tế Mỹ phục hồi

Ngân hàng trung ương cho biết nền kinh tế Mỹ trong tháng trước đã có dấu hiệu tái hưng và thị trường việc làm cũng đang cải thiện. Lượng mua tài sản hàng tháng của ngân hàng đạt 45 tỉ USD sau lần thứ 4 liên tiếp cắt giảm 10 tỉ USD, và nhiều khả năng sẽ tiếp tục giảm.

Fed nhấn mạnh sẽ vẫn theo đuổi mục tiêu đưa các lãi suất chủ chốt gần bằng 0 vào "thời điểm thích hợp" khi cơ quan này kết thúc chương trình trái phiếu, nhưng chưa tiết lộ công cụ cụ thể.

Chỉ số Topix Index của Nhật Bản tăng 0,7, chỉ số S&P/ASX 200 Index của Úc tăng 0,4%, chỉ số Kospi Index của Hàn Quốc tăng 0,3% và chỉ số NZX 50 Index của New Zealand tăng 0,5%.

Chỉ số tương lai của Standard & Poor’s 500 Index ngày 21-5 giảm 0,1%. Chỉ số chuẩn của Mỹ ngày 20-5 tăng 0,8%.

Chứng khoán Mỹ phục hồi từ đợt bán tháo trước đó dưới tác động của biên bản Fed ngày 21-5. Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng trung bình 158,75 điểm (khoảng 1%) lên 16.533,06 - mức tăng theo ngày lớn nhất kể từ giữa tháng 4-2014. Cổ phiếu blue chip của Goldman Sachs ghi nhận mức tăng mạnh nhất 1,9% đạt 159,35 USD.

Chỉ số S&P 500 tăng 15,2 điểm (0,81%) lên 1.888,03 và Nasdaq Composite tăng 34,65 điểm (0,85%) lên 4.131,54.

S&P 500 ghi nhận 3/4 phiên tăng trong ngày giao dịch 21-5, nhưng thị trường tính chung vẫn thấp hơn 1% so với kỷ lục theo ngày thiết lập hôm 13-5.

Cổ phiếu bán lẻ một lần nữa tăng ấn tượng. Chứng khoán Tiffany&Co tăng 9,1% lên 96,30 USD - mức tăng mạnh nhất trên S&P 500 sau khi nhà bán lẻ đồ trang sức này tăng dự báo lợi nhuận cả năm. Chỉ số bán lẻ của S&P tăng 1,2%.

Dù đạt thu nhập trong quý 1-2014 cao hơn dự kiến nhưng Ngân hàng Bank of America-Merrill Lynch vẫn thận trọng khi đưa ra triển vọng cuối năm nay và toàn năm 2015. Theo dữ liệu từ Thomson Reuters, dự báo tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của S&P 500 sẽ là 8% cho cả năm 2014 và 2015 - thấp hơn mức dự báo trung bình 9,1%.

Khoảng 96% các công ty S&P 500 đã báo cáo kết quả mức tăng trưởng lợi nhuận quý 2 đạt 5,5% và doanh thu tăng 2,8%. Tính chung có khoảng 5,2 tỉ cổ phiếu được giao dịch tại Mỹ - thấp hơn mức lũy kế tháng trung bình (month-to-date average) 6 tỉ USD.

Chứng khoán châu Á tăng lần đầu tiên trong 5 ngày

Chỉ số chuẩn của khu vực châu Á đang trên đà chấm dứt chuỗi giảm dài ngày nhất kể từ tháng 1-2014.

Tại Tokyo, Fuji Heavy Industries Ltd. tăng 3% - bước tiến của một trong những cổ phiếu hàng tiêu dùng không thiết yếu có mức tăng mạnh nhất trong 10 nhóm ngành công nghiệp thuộc MSCI Asia Pacific Index. Tại Sydney, James Hardie Industries Plc. tăng 2,9% sau khi nhà sản xuất vật liệu xây dựng này cho biết sẽ mua lại cổ phiếu và tăng chi tiêu cho các dự án.

9g27 sáng 21-5 (giờ Nhật Bản), chỉ số MSCI Asia Pacific Index ở Tokyo tăng 0,4% lên 139.32, trước khi thị trường ở Hong Kong và Trung Quốc bắt đầu giao dịch. Chỉ số này đã giảm 1,3% trong vòng 4 ngày qua do lo ngại tăng trưởng kinh tế trì trệ ở Trung Quốc và định giá hồi tuần trước tăng lên mức cao nhất trong vòng 6 tuần.

Các nhà kinh tế cho rằng chỉ số các ngành sản xuất Trung Quốc trong tháng 5-2014, công bố trong hôm nay 22-5, sẽ tăng dù tín hiệu suy giảm trong khu vực này đã tồn tại đến tháng thứ 5 liên tiếp.

Chứng khoán Việt Nam tiếp tục tăng mạnh

Tính đến 11g trưa 22-5, chỉ số VN-Index tại thị trường chứng khoán Việt Nam tăng thêm 0,27 điểm lên mức 544,15 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 61,6 triệu chứng khoán chuyển nhượng, tương ứng giá trị giao dịch 855 tỉ đồng.

Các cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất trên thị trường tiếp tục tăng giá, trong đó BVH tăng 400 đồng lên 38.100 đồng/cp, DPM tăng 300 đồng lên 32.200 đồng/cp, VNM tăng 1.000 đồng lên 126.000 đồng/cp...

Cùng thời điểm, khối lượng giao dịch mua bán của nhà đầu tư nước ngoài tại sàn TP.HCM đang ở thế cân bằng. Trong phiên trước đó, khối ngoại đột ngột giảm mua ròng trong bối cảnh thị trường Việt Nam có nhiều phiên tăng mạnh, tâm lý nhà đầu tư ổn định.

(Theo Bloomberg, Reuters)

CH.LUÂN - H.NHƯ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp