12/05/2008 10:46 GMT+7

Chứng khoán đỏ sàn: Cơ hội phân chia lại thị phần?

Theo NAM NGUYỄN - Lao Động
Theo NAM NGUYỄN - Lao Động

TTCK nói chung đang trên đà suy giảm nghiêm trọng, đa số các CTCK phải gánh chịu những thua lỗ lớn cùng những cắt giảm đầu tư do không cân đối nổi thu chi. Tuy nhiên, đây lại là cơ hội cho những CTCK chưa... chính thức hoạt động.

CkhITLmD.jpgPhóng to
Ảnh minh họa
TTCK nói chung đang trên đà suy giảm nghiêm trọng, đa số các CTCK phải gánh chịu những thua lỗ lớn cùng những cắt giảm đầu tư do không cân đối nổi thu chi. Tuy nhiên, đây lại là cơ hội cho những CTCK chưa... chính thức hoạt động.

Còn đó những cơ hội...

Trong khi nhiều vị lãnh đạo CTCK đang đau đầu vì tình hình thị trường cũng như tình hình kinh doanh nói chung của công ty, vẫn có những giám đốc có thể nở nụ cười khi tiếp chuyện phóng viên.

Anh S là đại diện của một CTCK đã được cấp giấy phép, đã có trụ sở tại Hà Nội nhưng vẫn chưa chính thức đi vào hoạt động. Còn nhớ khi cuối năm 2007, hiệp hội các CTCK họp nhau tại TTGDCK Hà Nội bàn cách cứu thị trường, người giữ được vẻ ung dung nhất lại chính là đại diện các CTCK chưa thành lập, bởi lẽ sóng gió của thị trường vẫn chỉ thoảng qua ngoài cửa!

"Tôi rất chia sẻ với khó khăn của các đồng nghiệp nhưng thực sự việc suy giảm sâu của thị trường lại tạo cho chúng tôi một cơ hội vàng", anh cho biết.

Theo thông tin của anh S, không phải trình độ quản lý ở các CTCK là kém nhưng những biến động lớn vừa qua thực sự khó lường và không ít CTCK đang phải gánh chịu những khoản đầu tư thua lỗ trầm trọng.

Đặc biệt mảng tự doanh của nhiều công ty vốn như cái máy in tiền trong điều kiện thị trường lên giá nay đã hết năng lượng. Nhiều công ty chấp nhận đổ vốn vào các hợp đồng tư vấn niêm yết, đấu giá và bảo lãnh nhưng bị "tắc" lại khi thị trường quá xấu. Dù CP chưa lên sàn, chưa rõ các khoản đầu tư đó lời lãi ra sao nhưng rõ ràng chi phí cơ hội là không nhỏ.

Cơ hội đầu tiên dễ nhận thấy là giá CP cả niêm yết lẫn OTC đang ở mức rất hấp dẫn. "Các CTCK đều có quỹ tự doanh và lúc này ai nắm trong tay tiền mặt là vua", anh cho biết.

Thực tế nếu giá CP vẫn tiếp tục cao ngất như giữa năm 2007 thì công ty của anh chắc chắn sẽ rất khó khăn trong việc lựa chọn danh mục đầu tư. Tuy nhiên hiện tại giá của gần như tất cả các CP đều giảm trên dưới 50%, hàng bán ế ê hề và công ty thoải mái "nhặt" những CP tốt.

"Tôi cảm giác đứng ngoài cuộc khủng hoảng trên thị trường lại thấy sáng suốt hơn nhiều. Hiện tại chúng tôi có một lượng tiền mặt rất lớn và chỉ cân đối danh mục mang tính chiến lược, sau đó mới lựa chọn thời điểm thích hợp", anh cho biết.

Một vấn đề khá tế nhị nữa là cơ hội cạnh tranh thị phần, nhân sự. Thời gian qua có khá nhiều CTCK đầu tư quá mức vào mạng lưới, nhân sự, hiện đang gặp nhiều khó khăn.

"Khi kinh doanh không thuận lợi thì việc thu hẹp hoạt động sẽ xảy ra. Đây cũng là cơ hội phân chia lại thị phần" - PGĐ một CTCK trên đường Láng Hạ, Hà Nội cho biết. Công ty anh vừa tuyển được đội ngũ nhân sự "ưng ý" và tập trung theo hướng chất lượng.

"Những biến động lớn đang diễn ra tạo điều kiện cho chúng tôi có thể tuyển chọn được nhân sự chất lượng cao, có kinh nghiệm nhưng với mức chi phí hợp lý hơn rất nhiều. Sự luân chuyển đội ngũ nhân sự đang diễn ra khá mạnh và cơ hội đang chia cho tất cả chứ không chỉ tập trung vào một vài công ty tên tuổi nữa".

Sẽ không còn tình trạng "người mù dẫn dắt người điếc"?

Đó là nhận xét của giới đầu tư về chất lượng của dịch vụ môi giới, tư vấn tại nhiều CTCK hiện nay. Hoạt động môi giới và tư vấn hiện vẫn chưa được thực hiện đúng chức năng mà chủ yếu là các thao tác nhập lệnh thủ công hoặc cùng lắm là những thông tin nhận xét thiếu cơ sở.

"Nhiều nhân viên môi giới, tư vấn còn "dốt" hơn cả NĐT, thậm chí còn dựa cả vào những nhận xét và giao dịch của khách hàng để tự đầu tư cho mình. Thông tin cung cấp thì sơ sài, cóp nhặt khắp nơi. Đây là một trong những lý do khiến NĐT cá nhân "chết" nhiều nhất trong đợt suy giảm này", một NĐT lâu năm cho biết.

Theo anh, đa số các buổi giao lưu mà nhiều CTCK tổ chức chỉ là tổng hợp lại sự kiện đã diễn ra, nói lại những thông tin cũ và cuối cùng đưa ra một nhận xét lấp lửng khiến NĐT chẳng biết đằng nào mà lần.

Theo nhận xét của PGĐ một CTCK, thực trạng này đúng là đang diễn ra và khó có thể thay đổi ngay: "Đội ngũ tư vấn, phân tích của chính CTCK còn chưa "tinh" thì các khuyến nghị thường nửa vời. Những bản tin phân tích hàng ngày quá nhàm chán và thông tin không mới, đặc biệt là thiếu độ khách quan. Đọc những bản tin ấy người ta không hiểu được viết trên quan điểm nào vì quyền lợi của khách hàng hay vì quyền lợi của công ty".

Theo quan điểm này, một khuyến nghị chất lượng phải đảm bảo: Thứ nhất là thông tin phải đầy đủ; Thứ hai phân tích phải chuyên sâu, tức là không phải ai cũng làm được; Thứ ba là hết sức khách quan; Và thứ tư là khuyến nghị phải rõ ràng.

"Các khuyến nghị chuyên nghiệp là phải rõ ràng nên mua, nên bán hay nên giữ lại. Chúng tôi sẽ không cung cấp những bản phân tích mà khách hàng sau khi đọc xong có thể quyết định thế nào cũng đúng. Khuyến nghị rõ ràng là một cách thể hiện chất lượng và dám chịu trách nhiệm".

Theo anh, qua đợt khủng hoảng này, NĐT sẽ có cái nhìn khắt khe hơn và chuyên nghiệp hơn về dịch vụ của các CTCK và đó cũng là cơ hội lớn cho những công ty mới.

Theo NAM NGUYỄN - Lao Động
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp