- Với ôtô sẽ thu qua các lần kiểm định định kỳ. Còn với môtô, xe máy thì giao cho chính quyền địa phương tổ chức thu để phục vụ trực tiếp quản lý bảo trì đường địa phương.
* Một số ý kiến cho rằng việc thu phí theo đầu xe máy rất rắc rối, không kiểm soát được lượng xe di chuyển từ tỉnh này đi tỉnh khác, đăng ký một nơi nhưng lại sử dụng một nơi. Vậy Bộ Giao thông vận tải (GTVT) và Tổng cục Đường bộ định hướng thế nào về cách thức thu?
- Về cơ bản, với môtô, xe máy người dân chủ yếu đi trong địa bàn địa phương. Tuy nhiên, cũng có thể có đi sang các tỉnh lân cận. Nhưng chúng ta phải xác định xe tỉnh này đi sang tỉnh kia thì xe tỉnh kia cũng có một phần sang tỉnh này. Cái gì cũng mang tính tương đối, nếu chi li quá thì không quản lý được.
* Như vậy có phải là đẩy khó khăn cho chính quyền địa phương? Liệu có phương án thu nào hợp lý hơn với xe máy?
- Trách nhiệm của địa phương là phải lo cho dân và phải xây dựng kết cấu hạ tầng đảm bảo tốt lưu thông hàng hóa và đi lại cho dân. Muốn vậy phải tuyên truyền, tổ chức để làm sao huy động được các nguồn lực của xã hội. Đấy là trách nhiệm của chính quyền các cấp. Về cách thu với xe máy, chúng tôi đã nghiên cứu nhiều nhưng chưa tìm được phương án nào tối ưu.
* Bộ GTVT từng có chủ trương thu phí bảo trì đường bộ qua xăng dầu được nhiều người cho là rất công bằng vì đi nhiều đóng nhiều, đi ít đóng ít. Vì sao phương án này lại không được chọn?
- Đấy cũng là một trong những phương án thu được chúng tôi đưa ra trong khi xây dựng quỹ. Phải nói là nó có rất nhiều ưu điểm, nhiều nước đã áp dụng. Ở nước ta, phương thức thu này cũng từng được sử dụng nhưng có ý kiến cho là không công bằng. Bởi vì một số lĩnh vực có sử dụng xăng dầu nhưng không cho mục đích giao thông đường bộ mà vẫn phải chịu phí như vậy.
* Nhưng liệu có công bằng không khi xe đi ít vẫn phải đóng nhiều?
- Đúng là thu theo đầu phương tiện thì không phản ánh đúng việc người sử dụng phương tiện nhiều, ít khác nhau. Tuy nhiên nói chung các phương tiện kinh doanh sẽ sử dụng hết hoặc gần hết công suất khả năng của phương tiện. Còn phương tiện sử dụng cho sinh hoạt gia đình chủ yếu là ôtô con dưới chín chỗ ngồi, mức thu cũng ít, chưa đến 2 triệu đồng/năm. Đối với người sử dụng phương tiện phục vụ sinh hoạt gia đình cũng phải chấp nhận có người sử dụng nhiều, có người sử dụng ít.
* Nếu đã thu phí bảo trì đường bộ thì các trạm thu phí đường bộ sẽ được sắp xếp, xử lý thế nào?
- Bộ GTVT sẽ có chỉ đạo về lộ trình giải tán các trạm thu phí nộp ngân sách nhà nước. Còn các trạm thu phí công trình BOT vẫn sẽ tiếp tục hoạt động để hoàn vốn cho nhà đầu tư.
* Ngành giao thông có cam kết gì với người dân khi sử dụng quỹ bảo trì đường bộ và bao giờ thì có tín hiệu khả quan hơn về chất lượng đường bộ?
- Chúng tôi đang xây dựng đề án về đổi mới công tác bảo trì đường bộ trong phạm vi cả nước, theo hướng tổ chức việc đặt hàng, đấu thầu công khai công tác này đối với các doanh nghiệp, kể cả công ty tư nhân, cổ phần, và thực hiện công khai, minh bạch việc kiểm tra, nghiệm thu, thanh toán... Tóm lại, chúng tôi sẽ thực hiện cơ chế thị trường có sự giám sát, quản lý của xã hội, người dân một cách minh bạch.
Lo ngại phí chồng phí Ông Ngô Hữu Lợi - vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) - cho biết cùng với việc thu phí bảo trì đường bộ từ ngày 1-6, Bộ GTVT cũng trình Chính phủ phí lưu hành phương tiện và phí lưu hành vào nội ô. Nếu triển khai cả hai phí này cộng với phí bảo trì đường bộ, phí sử dụng đường bộ đang thu thì có đến bốn loại phí mà ôtô, xe máy sẽ phải “gánh”. Về mức phí lưu hành nội ô, phương án mới nhất mà Bộ GTVT đề nghị là 20-50 triệu đồng/năm/xe. Ông Lợi cho rằng đây là mức khá cao. Việc đánh phí để hạn chế ôtô cá nhân là chưa thuyết phục vì song song với giải pháp này, Nhà nước phải có những giải pháp khác để đảm bảo đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Đến nay, mức và loại xe phải nộp phí vẫn chưa được chốt lại. Bộ GTVT cân nhắc chỉ thu đối với ôtô dưới chín chỗ và không thu đối với xe máy. Ông Lợi kiến nghị nên chăng thu một loại phí và đẩy mức lên cao một chút để vừa có nguồn bảo trì đường bộ vừa có nguồn đầu tư làm thêm đường mới. Nhưng mức thu cần cân nhắc để làm sao không trở thành gánh nặng của người dân khi giá cả tăng cao. Hiện Bộ Tài chính vẫn chưa nhận được mức phí mà Bộ GTVT xây dựng. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận