31/07/2016 12:19 GMT+7

Chữa thoái hóa khớp bằng vận động

NHẬT LINH
NHẬT LINH

TTO - Rất nhiều phương pháp không dùng thuốc, áp dụng trong chữa bệnh và cải thiện chức năng cho người bệnh bị thoái hóa khớp, nhất là thoái hóa khớp gối.

PGS.TS Võ Tam - phó hiệu trưởng Trường đại học Y dược Huế, phó chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam, trưởng khoa nội thận - cơ xương khớp Bệnh viện Trung ương Huế cho biết như vậy.

Điều này phù hợp với khuyến cáo của Hội Thấp học châu Âu (EULAR) và Hội Thấp học Hoa Kỳ (ACR), để điều trị tốt thoái hóa khớp gối đòi hỏi sự kết hợp giữa điều trị bằng thuốc và điều trị không dùng thuốc.

Cơ chế thoái hóa khớp gối được PGS Võ Tam diễn giải là sự hư hại của sụn khớp (khớp chịu lực) và xương dưới sụn, làm sụn khớp không còn tiết ra dịch khớp, khô cứng và dễ vỡ. Những tiếng “rắc” khi cử động ở vùng khớp gối là biểu hiện bệnh thoái hóa khớp.

Người già, bị chấn thương ngoài hay béo phì, nặng cân và phụ nữ (chiếm khoảng 80%) thường bị bệnh này...

Phương pháp chữa thoái hóa khớp do ACR và EULAR đưa ra chính là hoạt động thể chất, tập thể dục, giảm cân nặng, giáo dục, những vật dụng gia cố, đệm chân, hạn chế đi giày gót cao, đai chống đỡ, những liệu pháp điện từ xung (châm cứu)...

“Nhiều nghiên cứu cho thấy việc điều trị không dùng thuốc trong bệnh lý thoái hóa khớp gối nói riêng và các bệnh thoái hóa khớp nói chung đem lại hiệu quả đặc biệt.

Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất trong điều trị thoái hóa khớp gối, phải tùy thuộc vào sự hướng dẫn của bác sĩ nhằm kết hợp nhịp nhàng 2 liệu pháp dùng thuốc và không dùng thuốc!” - PGS Tam khuyến cáo.

Theo PGS Tam, muốn đạt hiệu quả tốt, việc đầu tiên là bác sĩ phải làm cho bệnh nhân hiểu rõ bệnh thoái hóa khớp là gì. Thông qua đó bệnh nhân có điều chỉnh chế độ tập luyện phù hợp với từng giai đoạn bệnh theo tư vấn của bác sĩ, giảm thiểu âu lo và trầm cảm, giúp chóng phục hồi.

Việc luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên còn giúp nâng cao sức đề kháng trong cơ thể. Một lưu ý quan trọng khác là người bị thoái hóa khớp gối cần uống đủ nước mỗi ngày, tùy theo tư vấn của bác sĩ. Bởi theo PGS Tam, cơ thể có đủ nước mới có thể tiết ra dịch khớp.

Với phụ nữ bị thoái hóa khớp gối, theo PGS Võ Tam, nên thận trọng với việc đi giày cao gót. Cho dù hệ quả lâu dài của giày dép còn chưa được làm sáng tỏ, nhưng theo ông nên giảm thiểu sử dụng nó.

“Mang giày cao gót làm gia tăng lực chéo lên những phần giữa và phần đùi chè, dễ dẫn đến bệnh lý thoái hóa. Tốt hơn hết chúng ta nên chọn những đôi giày có đế bằng, mềm. Dùng thêm đệm giày giúp giảm tải áp lực của phần trên cơ thể dồn lên chân!” - PGS Võ Tam khuyên.

Có 4 nhóm lưu ý cần thiết trong điều trị thoái hóa khớp gối gồm: lưu ý yếu tố tâm lý xã hội; cải thiện và duy trì khả năng tập luyện, điều kiện, sức mạnh và thực hiện những thiết bị hỗ trợ cho hoạt động hằng ngày;

Lưu ý đến những yếu tố tại chỗ; cung cấp chương trình giảm cân nặng cho người thừa cân.

NHẬT LINH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp