17/08/2011 07:27 GMT+7

Chưa thể bằng lòng với chất lượng giáo dục

Ông Lê Hồng Sơn (giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM)
Ông Lê Hồng Sơn (giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM)

TT - Nhiều ý kiến đồng tình cho rằng chất lượng giáo dục TP.HCM được nâng lên, song chưa thể bằng lòng với những gì có được, kể cả đầu tư cơ sở vật chất.

Read this on Tuoitrenews.vn

DkkLTY5a.jpgPhóng to
Dãy nhà kho trên đường Bến Bình Đông, P.11, Q.8, TP.HCM dự kiến xây Trường tiểu học Lý Thái Tổ tới nay vẫn chưa thấy xây dựng - Ảnh: NHƯ HÙNG

Đây là nội dung được các đại biểu HĐND TP bàn thảo tại hội nghị chuyên đề về kế hoạch năm học 2011-2012 do HĐND TP tổ chức sáng 16-8.

Trường lớp chạy đua với tăng dân số

"Vấn đề 1% giáo viên chưa đạt chuẩn là do thời gian trước đây khi TP thiếu giáo viên, ngành giáo dục phải tuyển những giáo viên chưa đạt chuẩn. Nay họ đã lớn tuổi, khó học nâng chuẩn nhưng không thể sa thải vì các giáo viên này cũng có đóng góp nhất định cho ngành. Thường thì các trường sẽ chuyển những giáo viên này làm việc ở vị trí khác trong trường, hạn chế tối đa việc bố trí họ đứng lớp dạy"

Ông Đặng Thanh Tuấn - trưởng Phòng GD-ĐT Q.Gò Vấp - cho biết: “Nếu tính theo quy định, hiện Gò Vấp còn thiếu 484 phòng học. Năm 2010, UBND TP đã bố trí kế hoạch vốn chuẩn bị đầu tư cho sáu dự án bồi thường, giải tỏa và 12 dự án xây dựng trường học. Đây là các dự án giải quyết bức xúc về trường lớp trên địa bàn quận nhưng đến năm 2011, UBND TP không tiếp tục bố trí vốn cho các dự án này, gây khó khăn cho quận trong việc triển khai thực hiện”.

Ông Trần Trọng Tuấn, chủ tịch UBND huyện Bình Chánh, kiến nghị Sở Kế hoạch - đầu tư xem xét và trình UBND TP, HĐND TP chấp thuận chủ trương tiếp tục bố trí vốn theo quy định để triển khai thực hiện các công trình. “Tốc độ tăng dân số cơ học rất cao, tính trung bình những năm gần đây mỗi năm Bình Chánh tăng 30.000 dân, tương đương một xã. Vì thế nhu cầu về trường lớp vẫn rất lớn, sĩ số học sinh tại một số điểm trường vẫn còn cao so với quy định” - ông Trần Trọng Tuấn cho biết.

Từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác

Trong phát biểu của mình, đại biểu Võ Văn Sen - hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP.HCM) - đã nhiều lần thốt lên hai từ “ngạc nhiên”. Ông ngạc nhiên chuyện các quận huyện không được bố trí vốn để xây dựng trường học: “Việc xây dựng trường để kéo giảm sĩ số xuống là vấn đề hết sức cấp bách mà tại sao Sở Kế hoạch - đầu tư lại không xếp vào “trường hợp cấp bách”? Việc phân bổ vốn đầu tư đợt 2 năm 2011 cho ngành GD-ĐT chỉ hơn 500 tỉ đồng mà còn lưỡng lự thì làm sao ngành GD-ĐT phát triển được?”.

Chuyện ngạc nhiên nữa là: “Vì sao đến nay định biên cho giáo dục TP vẫn chưa đủ, như quận Gò Vấp kêu thiếu hơn 1.000 định biên trong năm 2011? Giáo viên là “cái khung của bộ máy” mà chưa đủ thì tôi không hiểu chúng ta đầu tư cái gì cho giáo dục” - ông Sen bức xúc.

Phó chủ tịch UBND TP Hứa Ngọc Thuận nhấn mạnh đến năm 2015 mỗi quận huyện và mỗi cấp học đều có trường đạt chuẩn chất lượng cao, đồng thời không có trường học với cơ sở vật chất yếu kém. Ông khẳng định chủ trương nhất quán của TP là khi xây dựng các trường mới ở những quận ven, huyện ngoại thành, nhất định phải đạt chuẩn quốc gia và mật độ xây dựng bố trí 30% diện tích cho sân chơi, cây xanh bóng mát...

Về đầu tư cho giáo dục, ông Thuận cho biết đều tăng qua các năm, cụ thể năm 2009 khoản đầu tư này là 2.900 tỉ đồng, năm 2010 tăng lên 3.700 tỉ đồng và ghi vốn bố trí năm 2011 là 5.250 tỉ đồng. Ông khẳng định năm học mới này về cơ bản không quá tải trường lớp, song ông đồng tình với các ý kiến cho rằng ở một số quận ven, huyện ngoại thành do có những dự án chưa kịp đưa vào sử dụng nên còn bố trí sĩ số học sinh cao.

Chốt lại một số điểm cần lưu tâm, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Quyết Tâm cho rằng mục tiêu giáo dục toàn diện đã được nêu rõ, chất lượng giáo dục có nâng lên nhưng chưa thể bằng lòng với chất lượng giáo dục như hiện nay.

Bà Tâm đề nghị UBND TP chỉ đạo quyết liệt hơn nhằm rà soát cơ sở vật chất, chuẩn bị tốt hơn cho các năm học tiếp theo. Bà chia sẻ với những bức xúc của các đại biểu, một dự án xây trường lớp chuẩn bị các thủ tục mất hai năm và xây mất hai năm, như vậy phải qua bốn năm mới hoàn thành công trình.

Theo đại biểu Thanh Thúy (ảnh), trung bình thu nhập của giáo viên mầm non chỉ 2 triệu đồng/tháng, chưa kể nhiều người ở Q.7, Nhà Bè đi lại từ nhà đến trường rất xa. Vất vả, lương lại thấp, liệu họ có thể trụ được với nghề hay không? Đại biểu Thanh Thúy cũng băn khoăn với thực trạng TP vẫn còn một số trường sĩ số học sinh cao, vượt quá số lớp học so với quy định, chưa kể một số địa phương chưa có trường tiểu học.

VO749w2C.jpgPhóng to
Ảnh: MINH ĐỨC
Ông Lê Hồng Sơn (giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp