Đánh giá về tiến độ thực hiện chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ông Hứa Ngọc Thuận cho rằng đang diễn ra rất chậm; các cơ quan, đơn vị thực hiện chương trình nhánh có xây dựng kế hoạch nhưng chưa hoàn chỉnh. Trong 15 cơ quan, đơn vị còn lại thì có đến bảy nơi chưa xây dựng kế hoạch. Trong 24 quận huyện thì có đến 12 nơi chưa xây dựng kế hoạch.
Phương hướng năm 2012 được xác định là đẩy mạnh đầu tư vào hạ tầng giáo dục, đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao năng lực giảng viên. Chỉ tiêu năm 2012 phải đảm bảo tuyển sinh trên 30.000 sinh viên, học sinh vào các trường cao đẳng nghề và trung cấp nghề, đào tạo 30.000 lượt học viên qua chương trình đào tạo đội ngũ doanh nhân, 14.241 lượt cán bộ viên chức được đào tạo về kiến thức chung, chuyên môn, nghiệp vụ...
Báo cáo tại hội nghị cho biết về chương trình nâng cao chất lượng đại học, cao đẳng trong năm qua đã triển khai sáu dự án với mức đầu tư trên 55 tỉ đồng; cử 28 cán bộ, giáo viên tham gia chương trình đào tạo 500 thạc sĩ, tiến sĩ của Thành ủy giai đoạn 2011-2015. UBND TP đã quy hoạch đất xây dựng để di dời các trường đại học, cao đẳng ở nội thành theo quy hoạch mạng lưới các trường trên địa bàn TP.HCM.
Chương trình nâng cao chất lượng đào tạo nghề đến cuối năm 2011 đã có 90% giáo viên nghề đạt chuẩn, 11 trường nghề trên địa bàn TP.HCM được Bộ Lao động - thương binh & xã hội chọn đưa vào dự án đầu tư nghề trọng điểm đạt trình độ tiên tiến của khu vực Đông Nam Á và thế giới. Việc tăng cường hợp tác quốc tế được đẩy mạnh với sự chấp thuận của UBND TP cho Trường cao đẳng Nghề TP.HCM liên kết với hệ thống Trường cao đẳng Lone Star Hoa Kỳ đào tạo bốn nghề quản trị cơ sở dữ liệu, kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí, cơ điện tử, quản trị doanh nghiệp. Nhiều trường khác như Trung cấp nghề Kỹ thuật công nghệ Hùng Vương, Cao đẳng nghề Việt Mỹ, Trung cấp nghề Công nghệ Bách khoa, Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ TP.HCM đã thực hiện đào tạo nhiều nghề theo tiêu chuẩn Úc, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản.
Năm 2011, Viện Nghiên cứu phát triển đã tổ chức 26 lớp đào tạo đội ngũ doanh nhân với 780 lượt học viên, tổng kinh phí trên 1,2 tỉ đồng. Ngành y tế đã bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ cho 8.375 lượt cán bộ. 38.589 lượt cán bộ, công chức, viên chức đã được đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức quản lý, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp... Năm 2011 đã xét chọn vào diện quy hoạch dài hạn được 165 trường hợp (82 cán bộ công chức và 83 sinh viên). |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận